Tìm hiểu chi tiết về khái niệm và vai trò của trình độ chuyên môn

By   Lionel    02/01/2020

Trình độ chuyên môn là thuật ngữ được ghép giữa “trình độ”- cụm từ biểu thị khả năng được công nhận và “chuyên môn” – một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Khi tham gia làm việc trong bất cứ lĩnh vực gì, bạn cũng nghe nhắc đến cụm từ “trình độ chuyên môn” nhưng chưa có hình dung cụ thể, chính xác nhất về khái niệm này. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan về khái niệm cụm từ” trình độ chuyên môn”.

Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ chuyên môn là thuật ngữ chỉ điều gì?

Trình độ chuyên môn là thuật ngữ được ghép giữa “trình độ”- cụm từ biểu thị khả năng được công nhận và “chuyên môn” – một lĩnh vực cụ thể nào đó. Trình độ chuyên môn chính là từ dùng để chỉ năng lực của cá nhân trong một lĩnh vực cụ thể. 

Khi tham gia làm việc ở bất kỳ lĩnh vực nào, người tuyển dụng và người ứng tuyển cũng đều quan tâm đến phạm trù trình độ chuyên môn. Trình độ chuyên môn không chỉ bao gồm những kiến thức, kỹ năng cơ bản, phổ thông mà đa số những ngành nghề đều cần, chẳng hạn kỹ năng giao tiếp tối thiểu, đọc-viết văn bản, trình độ văn hoá,…mà còn ở một bậc cao hơn của yêu cầu tuyển dụng. 

Trình độ chuyên môn phản ánh năng lực chuyên biệt của một người khi tham gia công việc, ứng tuyển vị trí công việc nhất định mà ở đó, chỉ bằng kiến thức và kỹ năng đặc biệt, chuyên môn thì mới có thể có điều kiện hoàn thành tốt công việc của mình. Không chỉ dừng lại ở việc biểu hiện kiến thức nền tảng, lý thuyết; trình độ chuyên môn là thước đo đầu tiên có thể phản ánh phần nào khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của người tham gia làm việc, vốn là một điều kiện mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm tìm kiếm.

Trình độ chuyên môn được phân bậc thành nhiều cấp độ, được công nhận thông qua những bằng cấp, chứng chỉ chuyên ngành. Một số học hàm, học vị, chứng chỉ được xem như biểu hiện trình độ chuyên môn, ví dụ: tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân đại học, kỹ sư,…

Hiện nay, trình độ chuyên môn vẫn đang là một yêu cầu bắt buộc và quan trọng trong công tác tuyển dụng ở hầu hết những cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp mọi lĩnh vực.

Tại sao trình độ chuyên môn lại quan trọng?

Bên cạnh những điều kiện khác như trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp, các tiêu chuẩn khác,…trình độ chuyên môn là một yếu tố mà người ứng tuyển luôn phải chú ý thể hiện trên CV để nhà tuyển dụng căn cứ vào đó lựa chọn những ứng cử viên phù hợp cho vị trí công việc. 

Vậy, tại sao cả người ứng tuyển lẫn nhà tuyển dụng lại quan tâm nhiều đến trình độ chuyên môn? Lý do bởi vì đây chính là căn cứ ban đầu để có thể đánh giá được khả năng phù hợp với công việc cũng như dự đoán mức độ hoàn thành công việc dựa vào những kiến thức, kỹ năng đã có.

Những mô tả súc tích, đầy đủ về trình độ chuyên môn của mình trong CV hay thư xin việc là yêu cầu tối thiểu để hoàn thiện một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ thông tin. Bằng việc liệt kê đầy đủ những yếu tố thể hiện bạn có khả năng phù hợp với công việc, đặc biệt là khả năng làm công việc, đảm nhận vị trí nhà tuyển dụng đang cần một cách hiệu quả nhất thông qua kiến thức đã có, kỹ năng làm việc. 

Đối với những công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao, chẳng hạn lấy ví dụ một công việc thiết kế đồ họa, trong mô tả trình độ chuyên môn, bạn bắt buộc phải có mục liệt kê kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế cụ thể, những tệp sản phẩm do mình tạo lập,…nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm từ nhà tuyển dụng.

Khi đăng tuyển một thông tin tuyển dụng, nhà tuyển dụng có thể nhận được hàng trăm, hàng nghìn hồ sơ ứng tuyển khác nhau. Trình độ chuyên môn chính là một điều kiện quan trọng để họ có thể sàng lọc và lựa chọn những ứng viên phù hợp nhất, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.

Trên đây là thông tin về khái niệm cũng như vai trò của trình độ chuyên môn trong công việc mà chúng tôi muốn truyền tải đến bạn. Hãy không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn của chính mình để đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực công việc bạn đang theo đuổi. 

>> Tham khảo thêm bài viết:

5/5 (2 bình chọn)