Trách nhiệm là gì? Làm thế nào để trở thành người có trách nhiệm

By   Lionel    31/12/2019

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng nghe về hai từ ‘ trách nhiệm ‘. Vậy trách nhiệm là gì? Muốn trở thành người có trách nhiệm cần những yếu tố gì?

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng nghe về hai từ ‘ trách nhiệm ‘. Vậy trách nhiệm là gì? Muốn trở thành người có trách nhiệm cần những yếu tố gì? Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn về những điều đó.

Trách nhiệm là gì? Tìm hiểu về các loại trách nhiệm

Trách nhiệm là gì?

Có nhiều cách để định nghĩa khái niệm về trách nhiệm, ở đây hiểu một cách khái quát về trách nhiệm là khi bạn tự quyết định hành vi của mình, phải có ý thức với hành vi đó.

Có thể nói trách nhiệm cũng là gánh nặng nhưng cũng là tiền đề, động lực thúc đẩy sự phát triển của bản thân. Là thước đo để mọi người nhận xét về bạn và cũng là nhân tố ảnh hưởng đến thành công của bạn. Người có trách nhiệm luôn được mọi người và xã hội đánh giá cao.

Tìm hiểu về các loại trách nhiệm 

Muốn làm người có trách nhiệm thì bạn phải hiểu trách nhiệm không phải chỉ áp dụng cho bản thân, mà còn cả về gia đình và xã hội.

Trách nhiệm đối với bản thân

Đó là bạn phải cố gắng hết sức mình để đạt được điều mong muốn, phải biến mình thành người có ích cho bây giờ và tương lai. Phải tin tưởng vào bản thân, đặt trọn niềm tin rằng mình sẽ làm được và sẽ làm tốt. Muốn là người có trách nhiệm với xã hội với gia đình thì bạn hãy có trách nhiệm với bản thân của mình trước.

Trách nhiệm đối với gia đình

Nếu bạn là người con, đang là học sinh sinh viên thì trách nhiệm lớn và cao cả nhất là phấn đấu học tập để trở thành một người con tốt, hiếu thảo, tránh xa các tệ nạn.

Nếu bạn là bậc phụ huynh thì hãy sống làm theo tấm gương cho con em noi theo, đó là trách nhiệm bạn phải gánh vác.

Trách nhiệm đối với xã hội

Mọi người đều phải có trách nhiệm đối với việc xây dựng xã hội văn minh phát triển. Tùy vào độ tuổi của bạn để có những đóng góp phù hợp, có những trách nhiệm khác nhau. Đó là học tập làm việc có mục đích, phấn đấu nỗ lực đạt kết quả tốt nhất, nói không với các tệ nạn, cám dỗ xã hội.

Cách trở thành người có trách nhiệm

Là người có kỷ luật

Trách nhiệm đi đôi với kỷ luật. Nếu bạn muốn trở thành con người có trách nhiệm thì bạn phải biết tuân thủ và thực thi kỷ luật của bản thân và xã hội.

Giữ vững động lực

Hãy tự nhắc nhở bản thân về mục tiêu cuối cùng mà cần hoàn thành, phải luôn đặt mình trong tư thế là người theo đuổi mục tiêu đến cùng, đó là cách giúp bạn giữ vững động lực, hình thành nên tính trách nhiệm trong chính chúng ta.

Học cách giải quyết vấn đề

Trong công việc hay cuộc sống thì không phải lúc nào mọi chuyện cũng suôn sẻ, đôi khi phải có thử thách, khó khăn, đó mới là cuộc sống đích thực mà chúng ta hướng đến.

Vấn đề đặt ra là bạn phải đương đầu với những điều đó như thế nào. Bạn hãy hành xử một cách có trách nhiệm, hãy giữ bình tĩnh, tinh thần, nó không những giúp bạn tỉnh táo giải quyết tình huống mà đôi lúc biến bạn thành chỗ dựa cho người khác. Đó là người có trách nhiệm.

Rèn luyện phẩm chất bản thân

- Học cách suy nghĩ về hậu quả trước khi làm việc. Nếu bạn vô trách nhiệm thì chuyện gì sẽ xảy ra, con đường tiền tài danh vọng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? gia đình bạn bè sẽ suy nghĩ về bạn ra sao?… Chính những suy nghĩ đó sẽ thúc đẩy bạn đi lên.

- Tự chăm sóc bản thân trước khi nghĩ đến chuyện lo cho người khác. Bạn sẽ không bao giờ là người có trách nhiệm khi mà đến bản thân mình mà bạn còn chưa lo được. Sau đó hãy quan tâm, chăm sóc những người thân xung quanh và sống có trách nhiệm với người khác

- Hãy là người chủ động  trong mọi chuyện, học cách chịu trách nhiệm, không đổ thừa cho ai và cũng không nên đổ thừa cho bất kì một hoàn cảnh nào, sống như là ngày cuối cùng của bản thân.

Khi bạn sống có trách nhiệm thì cuộc sống của bạn sẽ như bản tình ca được hát lên từ chính bạn, mỗi ngày là một niềm vui, sống không bao giờ hối tiếc với những gì đã làm. Đó là ý nghĩa tuyệt vời mà trách nhiệm mang lại cho chúng ta.

Qua bài viết chúng tôi mong rằng bạn có thể hiểu được trách nhiệm là gì để từ đó xây dựng cho mình lối sống có trách nhiệm, giúp bạn trở thành công dân có ích cho đất nước. Chúc các bạn thành công.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)