Đại diện kinh doanh là vị trí quan trọng ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh. Vậy đại diện kinh doanh là gì? Tìm hiểu ngay tại đây.
Người làm nhân sự cần có những tố chất gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về tố chất của một người làm nhân sự được mọi người yêu mến.
Chưa bao giờ là dễ dàng khi bạn muốn thành công trong ngành nhân sự. Bởi ngoài kiến thức chuyên môn được đào tạo tại các trường Đại học hay Cao đẳng thì bạn cần phải có một số tố chất nhất định. Vậy người làm nhân sự cần những tố chất nào?
Đây được xem là tố chất quan trọng nhất của bạn bởi trong bất kỳ một ngành nghề hay lĩnh vực nào bởi muốn thành công thì chúng ta không thể thiếu đi sự tận tụy, hết mình với công việc. Nếu như làm kinh doanh cần đến đạo đức kinh doanh, làm nghề giáo cần đến cái tâm của người dạy thì làm nghề nhân sự cũng vậy, cũng cần phải có cái tâm với nghề, đó là sự tận tụy với công việc.
Tận tụy ở đây được hiểu trên cả hai khía cạnh, đó là tận tụy với nghề và tận tụy với đồng nghiệp, với người lao động trong doanh nghiệp. Sự hết lòng với nghề thể hiện được bạn là một người yêu nghề và có trách nhiệm cao trong công việc. Bạn sẽ không được chậm trễ trong công việc, luôn công bằng với tất cả mọi người, giải quyết các vấn đề một cách khôn khéo và bình tĩnh, luôn có cái nhìn bao quát về chiến lược phát triển của doanh nghiệp để tận dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất.
Tận tâm với người lao động có thể được biểu hiện qua những hành động như tổ chức các chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng cho nhân viên của mình, giải quyết các vấn đề khúc mắc xảy ra giữa các nhân viên với nhau để họ luôn hết lòng với doanh nghiệp…
Làm nghề nhân sự không phải chỉ là ngồi bàn máy tính làm việc hết ngày mà còn là giao tiếp với mọi người và giải quyết công việc xảy ra xung quanh. Bạn phải luôn biết đứng ở vị trí của người lao động để hiểu tâm tư tình cảm mà họ muốn gửi gắm; đồng thời biết nghĩ đến lợi ích của nhân viên về mọi mặt như chính sách đào tạo, hưởng lương, phúc lợi xã hội và tổ chức bộ máy nhân sự sao cho thật hiệu quả. Chỉ với những hành động nhỏ như tổ chức sinh nhật cho nhân viên, tặng quà hay khen thưởng mỗi dịp kỷ niệm,… cũng thể hiện được bạn là người biết quan tâm lắng nghe mọi người xung quanh.Từ đó dẫn đến việc nhân viên tin tưởng và quý trọng bạn.
Biết lắng nghe cũng chính là một cây cầu kết nối đồng nghiệp lại với nhau, tạo nên mối quan hệ thân thiết giữa người quản lý với người lao động khiến họ muốn gắn bó với doanh nghiệp lâu dài. Biểu hiện của biết lắng nghe chính là, bạn đối diện trực tiếp với người đang nói chuyện, không ngắt lời và có những câu trả lời thật sự làm vừa lòng với những thắc mắc của nhân viên. Biết lắng nghe lời nói của mọi người cũng chính là một tác động giúp làm phát triển doanh nghiệp của mình lên vì mọi người lúc đó sẽ được thoải mái bày tỏ và đưa ra quan điểm của mình về ưu điểm cũng như hạn chế của doanh nghiệp về trên kỳ một khía cạnh nào.
Đây cũng là một yếu tố khiến bạn phải trau dồi kỹ năng giao tiếp cho bản thân. Bởi giao tiếp tốt sẽ phục vụ cho quá trình bạn lắng nghe và truyền đạt những tâm tư của người lao động đến cấp trên của mình.
Một doanh nghiệp làm việc thật sự có hiệu quả cũng ảnh hưởng một phần từ sự sắp xếp nguồn nhân lực vào những vị trí phù hợp nhất định. Biết đánh giá nhân viên của mình, nhìn nhận được năng lực và khả năng phát triển của họ sẽ giúp bạn sắp xếp cho họ vào những vị trí phù hợp để họ vừa có cơ hội phát triển, lại vừa có thể khai thác hết sự hiệu quả trong quá trình làm việc của người lao động.
Biết đánh giá năng lực của nhân viên cũng giúp ích trong việc khi doanh nghiệp có sự cải biến về nhân sự thì bạn sẽ biết được mình có thể sa thải những nhân viên không làm được việc, giữ lại hoặc thay thế một vị trí khác phù hợp hơn.
Quản lý nhân sự là một lĩnh vực vô cùng quan trọng bởi người làm nhân sự sẽ giúp ích cho sự phát triển của doanh nghiệp rất nhiều. Vì thế người làm nhân sự cần phải có cho mình những tố chất nhất định để có thể đứng vững trong nghề, đặc biệt là với ba tố chất cơ bản nhưng rất quan trọng mà chúng tôi đã trình bày phía trên. Hy vọng bài viết đã chia sẻ thêm nhiều kỹ năng hay và bổ ích cho công việc của bạn.
>>> Xem thêm các bài viết: