Đại diện kinh doanh là vị trí quan trọng ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh. Vậy đại diện kinh doanh là gì? Tìm hiểu ngay tại đây.
Ngày nay, hầu hết các thiết bị đều được gắn kết nối với Internet thì vai trò của nghề quản trị mạng ngày càng được coi trọng mà bạn sẽ biết qua bài viết này.
Ngày nay, trong sự phát triển nhanh của nền khoa học công nghệ với hầu hết các thiết bị đều được gắn kết nối với Internet thì vai trò của nghề quản trị mạng ngày càng được coi trọng. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể hơn về ngành nghề này qua bài viết dưới đây nhé.
Quản trị mạng là công việc liên quan đến việc tiếp cận và xử lí những sự cố liên quan đến máy tính, đảm bảo mạng lưới mạng hoạt động hiệu quả và cung cấp đúng chỉ tiêu đề ra.
Công việc của người quản trị mạng: Người quản trị mạng phải có khả năng thiết lập được mạng lưới máy tính, cấu hình mạng, vận hành hệ thống mạng ổn định, giải quyết các sự cố mạng liên quan đến virus, worm, trojan, spam, cũng như các biện pháp để ngăn chặn các hành vi phá hoại, xâm nhập, ăn cắp thông tin.
Ngành quản trị mạng được chia làm nhiều mảng nhỏ như bảo mật mạng, chuyên thiết kế mạng, chuyên về các máy chủ, quản lí Samba Domain, hoặc thiết kế LAN-WAN. Để có thể làm trong ngành quản trị mạng, nhân viên cần đáp ứng các kiến thức về CCNA, Linux, Unix, CEH, Windows Server.
Các công ty, doanh nghiệp cần thuê quản trị mạng để tối ưu hóa hệ thống đã có, giảm chi phí và tăng hiệu suất hoạt động, tạo lợi thế cạnh tranh trên nền kinh tế thị trường.
Để có thể làm tốt vai trò và nhiệm vụ của một nhà quản trị mạng, bạn cần phải có những kiến thức và kĩ năng cụ thể sau:
Kiến thức cơ bản về quản trị mạng: Người làm quản trị mạng cần hiểu được nguyên tắc cấu hình và duy trì hạ tầng mạng của doanh nghiệp, như hiểu biết về các loại phần cứng, bao gồm thiết bị chuyển mạch, thiết bị định tuyến, dây dẫn, hiểu biết về địa chỉ IP, và một số giao thức mạng phổ biến như IPv6, IPv4.
Bên cạnh đó, nhà quản trị mạng cũng cần biết vận hành các hệ điều hành như Windows, Linux, MAC OS, Ubuntu, cũng như kiến thức chuyên môn về mã hóa, các vấn đề về tường lửa, IDS, chống virus, hiểu biết về nguyên lí hoạt động của các thiết bị ngoại vi, bảo trì máy tính, bảo mật PC, laptop.
Kỹ thuật chuyên môn: Bên cạnh những kiến thức cơ bản về quản trị mạng, bạn cần phải có những kĩ thuật chuyên môn về cài đặt, cập nhật các dịch vụ mạng, kĩ năng khắc phục và xử lí sự cố, thực hành tốt các ngôn ngữ lập trình kịch bản như Python, Pearl và PHP.
Các giấy chứng nhận cần có: Giấy chứng nhận trong nghề quản trị mạng là rất quan trọng và cần thiết. Một số chứng chỉ trong ngành quản trị mạng như chứng chỉ mạng của Cisco, chứng chỉ chuyên gia về hệ thống, chứng chỉ kỹ sư hệ thống của Microsoft, chứng chỉ về chuyên gia mạng internet của Cisco, và chứng chỉ như Network+, Sercurity+
Bên cạnh những kiến thức, bằng cấp cơ bản, để trở thành một nhà quản trị mạng, bạn cũng cần phải có kiến thức về ngoại ngữ vì hầu hết các tài liệu trong ngành đều là tài liệu bằng tiếng Anh. Trong môi trường làm việc, nhân viên ngành quản trị mạng cần phải rèn luyện cho mình kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng chăm sóc khách hàng.
Một số đức tính cần thiết cho vị trí công việc này như tính thật thà, cẩn trọng trong công việc, yêu nghề và đam mê với nghề và đặc biệt là tính kiên nhẫn. Kiên nhẫn là một đức tính quan trọng trong ngành này, kiên nhẫn để tìm ra giải pháp cho vấn đề, kiên nhẫn để giải thích ý tưởng phức tạp cho đồng nghiệp, cấp trên, kiên nhẫn trong việc hỗ trợ nhân viên mới.
Nghề quản trị mạng yêu cầu rất nhiều kiến thức và kĩ năng cũng như chứng chỉ, bằng cấp. Công việc này thường có nhiều áp lực đòi hỏi người trong nghề phải đam mê, nỗ lực và kiên trì theo đuổi hoàn thành mục tiêu công việc của mình. Nếu bạn yêu thích nghề quản trị mạng này, hãy học tập và rèn luyện ngay từ hôm nay để có thể vươn tới thành công trong tương lai gần nhé!
>>> Xem thêm các bài viết: