Đại diện kinh doanh là vị trí quan trọng ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh. Vậy đại diện kinh doanh là gì? Tìm hiểu ngay tại đây.
CV và đơn xin việc có lẽ không quá xa lạ với chúng ta nhưng rất nhiều ứng viên tìm việc làm nhầm lẫn, chưa phân biệt được CV và đơn xin việc.
CV và đơn xin việc có lẽ không quá xa lạ với chúng ta nhưng rất nhiều ứng viên tìm việc làm nhầm lẫn, chưa phân biệt được CV và đơn xin việc. Hãy cùng tìm ra sự khác nhau giữa 2 văn bản này nhé.
CV:
CV là viết tắt của Curriculum Vitae, nếu dịch ra tiếng Việt thì được xem là một bản sơ yếu lý lịch nhưng thực chất CV là bản tóm tắt những thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng,… liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển.
CV là phần quan trọng trong hồ sơ xin việc làm, thường được xem xét đầu tiên khi các nhà tuyển dụng nhận được hồ sơ. Đối với ứng viên thì đây là công cụ giúp tự PR cho bản thân, đối với nhà tuyển dụng thì giúp đánh giá được ứng viên để đưa ra lựa chọn thích hợp.
Đơn xin việc:
Đơn xin việc là thư chứa đựng những tâm tư tình cảm mà ứng viên gửi đến nhà tuyển dụng gửi cùng với CV. Những kiến thức, khả năng và kinh nghiệm của bản thân nên được nói rõ ở trong đơn xin việc.
Đây là công cụ giúp bạn thuyết phục, chứng tỏ bạn phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng cần tuyển.
CV: Tùy theo cách trình bày của bản thân về CV nhưng bạn cần phải có những nội dung cơ bản trong CV của mình như sau:
Thông tin cá nhân: họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ, email và số điện thoại liên lạc.
Trình độ học vấn: kể ra các cấp học từ cao đẳng/đại học trở lên, cũng có thể thêm vào các khóa học chuyên môn ở bên ngoài.
Kinh nghiệm làm việc: chỉ viết những việc có liên quan đến nghề hay vị trí bạn đang ứng tuyển. Nếu vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể thay thế bằng các hoạt động câu lạc bộ, xã hội mà có các kỹ năng phù hợp với công việc bạn ứng tuyển.
Kỹ năng: các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình,… nên đưa vào CV
Mục tiêu nghề nghiệp: nên nêu rõ những dự định, kế hoạch và thành tựu mà bạn muốn đạt được trong tương lai thể hiện bạn là người có chí tiến thủ và có kế hoạch rõ ràng.
Chứng chỉ, giải thưởng (nếu có): chứng chỉ ngoại ngữ ( IELTS, SAT,…) hay tin học, một số giải thưởng chuyên môn
Đơn xin việc:
Khi viết đơn xin việc bạn nên:
Phân tích công việc dựa trên những mô tả và yêu cầu ở tin tuyển dụng
Liên kết với những kinh nghiệm và kỹ năng mà bản thân có đưa ra những lý do thuyết phục về kinh nghiệm và kỹ năng đó để bạn có thể ứng tuyển
Đơn xin việc cần được viết như một bài tập làm văn:
Phần mở đầu
– Ngày tháng năm viết đơn
– Thông tin của bạn và nhà tuyển dụng (tên, địa chỉ, số điện thoại và email)
– Lời chào tới nhà tuyển dụng
– Vị trí mà bạn ứng tuyển, nguồn thông tin bạn biết để ứng tuyển
– Những kỹ năng và kinh nghiệm về vị trí ứng tuyển
Phần thân
Sự hứng thú của bạn đối với công việc. Nói về năng lực, phẩm chất, khả năng chuyên môn mà bạn có làm nền tảng giải thích vì sao bạn phù hợp với công việc, sau đó chứng minh qua các kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân qua những dự án, công việc ,… mà bạn đã từng thực hiện.
Phần kết
– Tạo ấn tượng để thấy bạn là một ứng viên tiềm năng: kỹ năng của bản thân
– Hi vọng có thể có một buổi phỏng vấn hoặc có thể thảo luận thêm công việc ở buổi phỏng vấn
– Cảm ơn nhà tuyển dụng
– Ký và ghi rõ họ tên người làm đơn
Không phải chỉ có bạn mới yêu thích công việc này cũng không phải chỉ có bạn đăng ký tuyển dụng. Hằng ngày có nhà tuyển dụng sẽ nhận được rất nhiều CV và đơn xin việc gửi tới vì vậy CV và đơn xin việc của bạn phải thật sự nổi bật và để lại ấn tượng
Ngoài những vấn đề cơ bản như:
Không được phạm lỗi trình bày cơ bản: sai chính tả, ngắt dòng không đúng chỗ, viết hoa tùy tiện, sai ngữ pháp,…
Không viết quá dài, lan man những thông tin không cần thiết
Không sao chép từ những CV hay đơn xin việc của người khác
Thì CV và đơn xin việc vẫn có hình thức trình bày khác nhau
CV:
Độ dài: 2 trang hoặc hơn một chút
Có sáng tạo trong cách trình bày CV: font chữ, size chữ, màu sắc,… mang cá tính cá nhân.
Nên có đề mục rõ ràng
Có sử dụng hình ảnh, nhưng không nền photoshop quá đà
Sử dụng email, địa chỉ liên lạc chuyên nghiệp, nghiêm túc
Đơn xin việc
Độ dài: ngắn gọn, xúc tích trên 1 mặt A4
Sử dụng font chữ thông dụng và chỉ sử dụng 1 font chữ cũng như size chữ và màu sắc mang tính trang trọng
Không sử dụng hình ảnh
Không đánh đề mục, mà viết thành một bài văn
Trên đây là những thông tin và cách phân biệt CV và đơn xin việc, hi vọng có thể giúp bạn tạo nên một hồ xin việc ấn tượng để chinh phục được những nhà tuyển dụng và nhận được vị trí công việc mình mong muốn.
>>> Xem thêm các bài viết: