Nhà quản lý là gì? Thế nào là một nhà quản lý giỏi hiện nay

By   Lionel    19/12/2019

Nhà quản lý là gì, liệu có phải khả năng quản lý là do trời ban, sinh ra đã có hay tự thân rèn luyện mà thành và làm thế nào để trở thành nhà quản lý giỏi?

Nhà quản lý là gì, liệu có phải khả năng quản lý là do trời ban, sinh ra đã có hay tự thân rèn luyện mà thành và làm thế nào để trở thành nhà quản lý giỏi?

Nhà quản lý là gì? Các cấp bậc của nhà quản lý

Nhà quản lý là gì? Các cấp bậc nhà quản lý?

Nhà quản lý người làm việc trong một tổ chức, đơn vị, chịu trách nghiệm quản lý, điều hành một bộ phận hay toàn bộ một tổ chức để đạt được mục tiêu và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của tổ chức đó. Frederick W.Taylor đưa ra thuyết quản lý theo khoa học cho rằng nhà quản lý biết được chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy được mức độ hoàn thành công việc.

Quản lý là điều mà ở bất kỳ quy mô lớn nhỏ, hay mô hình tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần triển khai. Nhìn một cách tổng quát, tất cả mọi người đều là nhà quản lý, ở mức độ vi mô là quản lý chính mình, quản lý chi tiêu cá nhân, ở mức độ vĩ mô là quản lý đất nước, khu vực, châu lục. Như vậy vai trò của nhà quản lý là vô cùng quan trọng.

Một nhà quản lý có những chức năng chính đó là: dự báo và lập kế hoạch, thiết kế tổ chức, ban hành quyết định, chỉ đạo điều hành, kiểm tra và đánh giá. Có ba cấp bậc cơ bản của quản lý: quản lý cấp cao, quản lý cấp trung và quản lý cấp cơ sở.Để có thể tiến lên cấp bậc quản lý cao hơn thì cần thực hiện tốt cấp bậc quản lý nhỏ hơn trước đó. 

Thế nào là nhà quản lý giỏi?

Để trở thành nhà quản lý giỏi, nhà quản lý  cần phải trau dồi cho mình những kỹ năng sau:

  1. Đào tạo nguồn nhân lực: nhà quản lý cần biết đào tạo nguồn nhân lực kế cận cũng như nhân lực phù hợp với công việc. Một đội ngũ giỏi sẽ là nền móng vững chắc hơn nhiều so với việc cả tổ chức chỉ có một người giỏi.

  2. Trao quyền cho nhân viên: thực hiện trao quyền cho nhân viên, để nhân viên có không gian tự do sáng tạo, làm việc mà không quá bị gò ép bởi khuôn khổ, từ đó phát huy được tối đa năng lực bản thân.

  3. Tạo động lực, môi trường phát triển cho nhân viên: môi trường làm việc ảnh hưởng rất lớn đến tâm thái làm việc của nhân viên. Nhà quản lý biết quan tâm, tạo môi trường làm việc tốt sẽ khiến nhân viên có động lực, cố gắng, gắn bó với công việc. 

  4. Ghi nhận công sức xứng đáng, thưởng phạt phân minh: việc nhà quản lý ghi nhận công sức làm việc của nhân viên một cách xứng đáng sẽ giúp nhân viên thấy được giá trị, khả năng của bản thân so với mục tiêu chung của đội nhóm, tổ chức đề ra và có hướng phấn đấu.

  5. Sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng cải tiến, sửa đổi: không một nhà quản lý nào có thể tự tin khẳng định mọi quyết định của mình là chính xác, việc sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng sửa đổi chính là điều quan trọng để trở thành nhà quản lý giỏi.

  6. Định hướng chiến lược, tầm nhìn, dẫn đường cho nhân viên đi đúng hướng: chiến lược chung của đội nhóm, tổ chức cần được thống nhất, xuyên suốt một mục tiêu từ cấp trên xuống cấp dưới.

  7. Quyết đoán, đưa ra quyết định khi cần thiết: trước những quyết định khó khăn, trước những ngã rẽ thì vai trò quyết định của nhà quản lý thực sự quan trọng. Nhà quản lý cần sáng suốt nhìn nhận và thực sự quyết đoán.

Theo khảo sát được tiến hành với 500 nhân viên đến từ nhiều công ty thuộc mọi ngành nghề cho thấy:

  • 425 nhân viên (khoảng 85%) nói rằng họ sẽ cống hiến hết khả năng của mình với công ty nếu nhà quản lý biết cách tạo động lực và công nhận thành quả của mình.

  • Khoảng 92% đội nhóm, phòng ban nhận định rằng việc có thành tích xuất sắc nhờ vào nhà quản lý biết cách đào tạo nhân viên của mình.

  • Khoảng 80% tin rằng khi nhà quản lý biết cách dùng người đúng vị trí, công việc phù hợp với sở trường, tính cách thì sẽ tạo dựng lên một tổ chức mạnh.

Không một ai sinh ra đã là một nhà quản lý tài ba, nhà quản lý cần phải luôn luôn tự học hỏi, trau dồi các kỹ năng qua môi trường sống, qua công việc và qua nguồn tri thức từ sách báo,...

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)