Quản trị kinh doanh có nhiều cơ hội việc làm hiện nay. Vậy ngành quản trị kinh doanh là gì và học quản trị kinh doanh làm gì sẽ có trong bài viết dưới đây
Trong vài năm trở lại đây, ngành Logistics ngày càng phát triển và trở nên hot hơn bao giờ hết, là chủ đề được nhiều bạn học sinh, sinh viên.
Trong vài năm trở lại đây, ngành Logistics ngày càng phát triển và trở nên hot hơn bao giờ hết, là chủ đề được nhiều bạn học sinh, sinh viên và những bạn có mong muốn làm về Logistics quan tâm. Đây là một lĩnh vực kinh doanh đã có rất nhiều đóng góp lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Và đương nhiên triển vọng ngành này cũng rất lớn, mở ra cơ hội nghề nghiệp cho rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn còn đang mơ hồ, không hiểu rõ về lĩnh vực này. Vì vậy, trong bài viết này sẽ giúp giải đáp tất cả những thắc mắc cũng như cung cấp đầy đủ thông tin, kiến thức về lĩnh vực này, giúp các bạn so sánh, tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp và chọn ngành học phù hợp với bản thân mình.
Ngành Logistics là dịch vụ vận chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng một cách tối nhanh nhất và tối ưu nhất. Logistics là vòng tròn bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển, thủ tục hải quan,… Nhân viên logistics sẽ phải lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng dịch chuyển hàng hóa hay thông tin liên quan từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ theo yêu cầu.
Mọi công ty làm về lĩnh vực này đều phải thay đổi đổi mới để tăng tính cạnh tranh về số lượng, chất lượng, thời gian, giá dịch vụ, …. Và đối với những doanh nghiệp nếu làm tốt về Logistics sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty.
Đối với những trường có ngành Logistics riêng biệt thì sẽ được học chuyên sâu theo hướng chuyên môn hóa về quản lý chuỗi cung ứng, học viên sẽ được học chuyên sâu về cách vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ và nhiều phương thức vận tải khác nhau (đường bộ, đường biển, đường sắt, hàng không, …).
Sinh viên sẽ được học một số môn chuyên ngành cung cấp đầy đủ kiến thức về lĩnh vực này như: Giao dịch thương mại quốc tế, Vận tải quốc tế, Bảo hiểm trong hoạt động kinh tế đối ngoại, luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, …. Ngoài một số môn chính để nắm rõ kiến thức cơ bản thì môn Tiếng Anh không thể thiếu cũng như các kĩ năng như soạn thảo hợp đồng, …
Về kỹ năng chuyên môn sinh viên sẽ thực tập lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, thực hành nghiệp vụ giao nhận vận tải, báo cáo kết quả, phân tích hiệu quả hoạt động Logistic và vận tải đa phương thức, thiết kế mạng lưới logistics, xây dựng quy trình khai thác và quản trị chuỗi cung ứng.
Với những kỹ năng và kiến thức trên, sinh viên chuyên ngành sẽ có cơ hội nghề nghiệp lớn. Thế nhưng trong thực tế thì học ngành này xong ra trường sẽ làm gì?
Học Logistics có môi trường làm việc rất đa dạng. Sau đây là một số công việc liên quan tới ngành này phổ biến hiện nay:
Nhân viên vận hành kho (Warehouse staff)
Nhân viên kinh doanh (Sales)
Nhân viên chứng từ (Document Staff)
Nhân viên cảng
Chuyên viên thu mua (Purchasing staff)
Nhân viên giao nhận (Forwarder)
Nhân viên hiện trường (Operation staff)
Nhân viên hải quan (Customs Clerk)
Chuyên viên thanh toán quốc tế
Nhân viên chăm sóc khách hàng
Mức lương cho sinh viên mới ra trường từ 6 – 8 triệu đồng và tăng lương theo từng quý cùng với năng lực là một trong những yếu tố để những bạn đang theo học ngành này có thể yên tâm theo đuổi đam mê của mình.
Xuất hiện tại Việt Nam hơn chục năm trở lại đây nhưng tốc độ tăng trưởng chóng mặt (30 -40%). Hiện nay có khoảng gần 2000 doanh nghiệp đang hoạt động về lĩnh vực này, dự đoán rằng tương lai con số này còn tiếp tục tăng không ngừng.
Với sự phát triển không ngừng cùng với sự gia tăng hoạt động kinh tế xuất nhập khẩu nên nhu cầu về nhân lực của ngành này vẫn rất lớn. Trong vài năm tới, các công ty hoạt động trong lĩnh vực này sẽ cần thêm khoảng gần 20000 lao động, chưa tính các doanh nghiệp hoạt động khác ngành (theo thống kê của viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam). Với nhu cầu tuyển dụng như vậy thì tiềm năng của ngành rất lớn, các bạn có thể yên tâm với chuyên ngành mình đang học sau khi ra trường với mức lương phù hợp và ổn định.
Thế nhưng bên cạnh những cơ hội thì cũng không ít nhiều có những thách thức. Để thành công trong lĩnh vực này đòi hỏi yêu cầu khá cao. Chắc chắn đầu tiên bạn phải giỏi ngoại ngữ vì hầu hết xu hướng các doanh nghiệp hiện nay là mở rộng hợp tác trong khu vực và trên thế giới để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Trên cơ sở đó, các tài liệu, kiến thức, hợp đồng, chứng từ đều được trình bày dưới ngôn ngữ tiếng Anh.
Thông thạo ngoại ngữ đang dần trở thành một yêu cầu cơ bản khi hoạt động trong lĩnh vực này. Không chỉ cần giỏi ngoại ngữ, mà nhà tuyển dụng còn đánh giá qua sự nhanh nhẹn, tỉ mỉ, chuyên nghiệp của bạn bên cạnh những kiến thức, kĩ năng chuyên môn.
Vì vậy ngay từ bây giờ, hãy dành nhiều thời gian trau dồi ngoại ngữ và những kỹ năng cần thiết cho ngành để làm bước đệm tốt ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Tuy là ngành mới và được phát triển gần đây tại nước ta nhưng không ít các trường đại học, cao đẳng mở thêm chuyên ngành đào tạo một cách bài bản và chất lượng. Các bạn hứng thú hãy tham khảo một số trường sau đây:
Đại học Ngoại thương (cả 3 cơ sở: Hà Nội, Hồ Chí Minh và Quảng Ninh)
Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh
Đại học Hàng hải Việt Nam
Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
Học viện Tài chính
Trên đây là một số trường nổi tiếng với chất lượng đào tạo thuộc top của cả nước về chuyên ngành này. Nếu có cơ hội đi du học thì hãy chọn một số nước có nền tảng Logistics, hoạt động về ngành này phát triển nhất nhì thế giới như: Mỹ, Tây Âu, Singapore, …
Với bài viết này hi vọng mình đã cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin, giúp các bạn hiểu hơn về ngành Logistics này.
Chúc các bạn tìm được công việc phù hợp với bản thân mình và thành công!
>>> Xem thêm các bài viết: