Đại diện kinh doanh là vị trí quan trọng ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh. Vậy đại diện kinh doanh là gì? Tìm hiểu ngay tại đây.
Có một số nguyên nhân khiến nhân viên không chịu nghe lời sếp. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này hãy cùng đón đọc bài viết sau đây để biết nguyên nhân là gì?
Chắc chắn các bạn đều biết, mỗi công việc thì đều sẽ xảy ra những tình huống, những trường hợp mà bạn không mong muốn. Điển hình như việc làm lãnh đạo nhưng cấp dưới không nghe lời cũng vậy. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn một số điều bạn cần thực hiện khi nhân viên không chịu nghe lời.
Khi nhân viên cấp dưới của bạn không chịu nghe theo sự sắp xếp, chỉ đạo, quyết định trong công việc của bạn hoặc làm trái lại với mong muốn, yêu cầu của bạn thì rất ít ai sẽ có thể giữ được bình tĩnh và không trở nên tức giận, nổi nóng hay quát tháo, mắng mỏ nhân viên của mình đúng không nào?
Tuy nhiên, hành động bộc phát này của bạn lại không hề là một giải pháp thông minh chút nào. Trái lại, những lời quát mắng của bạn chỉ làm cho nhân viên tức giận, chống đối lại và cảm thấy không phục, không tôn trọng bạn nữa. Chính vì vậy, trước khi làm bất cứ điều gì để xử lý nhân viên không nghe lời thì bạn cần lấy lại bình tĩnh, suy nghĩ thật thấu đáo sự việc để có thể đưa ra quyết định hành động đúng đắn, không ngoan.
Để có thể làm chủ được cảm xúc của chính mình thì bạn cần uống một cốc nước cho tinh thần “nguội” lại, hạ hỏa đi và tìm một địa điểm thật yên tĩnh để tĩnh tâm suy nghĩ biện pháp đối phó với những nhân viên ương bướng của mình.
Diệt cỏ là phải diệt tận gốc, bạn không nên chỉ nhìn vào hiện tượng mà không đi sâu tìm hiểu bản chất vấn đề. Bất cứ việc gì xảy ra cũng có nguyên do sâu sắc của nó. Việc nhân viên cấp dưới không chịu nghe lời bạn cũng vậy. Đôi khi có thể lý do không xuất phát từ họ mà là từ chính bản thân bạn thì sao.
Chắc chắn sẽ chẳng có nhân viên nào tự nhiên muốn chống đối cấp trên “cho vui” cả, do vậy bạn cần cẩn thận quan sát, xem xét, nhìn nhận lại bản thân mình xem còn những thiết sót, hạn chế gì trong việc quản lý, điều hành nhân viên của mình chưa. Có thể nhân viên cấp dưới trở nên chống đối, không nghe lời bạn bởi một vài lý do cá nhân xuất phát từ phía họ như áp lực công việc, gia đình, người thân hay những áp lực tài chính, những khó khăn khác mà họ đang phải đối mặt trong cuộc sống.
Chính vì vậy, để có thể tìm rõ và xác định nguyên nhân tại sao cấp dưới không nghe lời mình thì bản thân bạn trên cương vị là một người lãnh đạo cần phải tổ chức những buổi chia sẻ, sinh hoạt để gắn kết các thành viên trong công ty lại với nhau. Tại các buổi sinh hoạt này bạn hãy khéo léo tạo ra những cơ hội cho nhân viên cấp dưới bạn mở lời bằng cách chính bạn chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm hay vấn đề của mình một cách chân thành. Từ đó, tất cả mọi người trong công ty từ lãnh đạo đến nhân viên sẽ hiểu nhau hơn, thân thiết, gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ nhau hơn và những mâu thuẫn, hiểu lầm chắc chắn sẽ không có cơ hội phát sinh.
Đôi khi, lý do nhân viên cấp dưới không nghe lời bạn hay làm trái với mong muốn của bạn cũng chính là vì họ cảm thấy công việc mà bạn giao phó không phù hợp cũng như quá sức với họ. Do vậy, hãy thật tinh ý, thông minh trong việc sắp xếp các phần việc cho nhân viên cấp dưới của mình sao cho thật công bằng, hợp lý.
Để làm được việc này bạn cũng cần phải hiểu nhân viên của mình, biết được thế mạnh cũng như điểm yếu của họ để có thể phân chia cho họ những công việc phù hợp.
Trên đây là một số việc mà bạn cần phải làm khi nhân viên cấp dưới của bạn không nghe lời. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thể tích lũy thêm những kinh nghiệm cho công việc lãnh đạo của mình để có thể trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý xuất sắc. Chúc các bạn thành công.
>>> Xem thêm các bài viết: