Đại diện kinh doanh là vị trí quan trọng ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh. Vậy đại diện kinh doanh là gì? Tìm hiểu ngay tại đây.
HR là gì? HR (Human Resources) là ngành quản trị nhân sự. Gồm các hoạt động liên quan đến tuyển dụng chọn lọc và phân tích nguồn ứng viên chất lượng.
Trong thời đại xã hội ngày càng phát triển kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp muốn duy trì, hoàn thành tốt công việc cần phải đảm bảo có một hệ thống nhân sự tốt, đảm đương từng phần của công việc một cách logic. Tìm được những nhân sự “tài năng” có kiến thức chuyên môn tốt, giỏi giang trong công việc là cả một nghệ thuật tìm kiếm tài năng từ HR. Vậy HR là gì? Công việc của HR ra sao? Có những mảng nào mà một HR có thể phụ trách? Tất cả những thắc mắc từ độc giả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây, đem đến cái nhìn khách quan, toàn thể cho những người ngoài ngành hoặc chuẩn bị vào ngành.
HR là viết tắt của cụm từ Human Resources trong tiếng anh, nó có nghĩa là quản trị nguồn nhân lực( hay quản trị nhân sự).
Như chúng ta biết, con người là nhân tố quan trọng nhất đóng góp vào sự thành công của các công ty/ doanh nghiệp. Có được nhân tố quan trọng này, kết hợp với sự tài năng và điểm mạnh của mỗi cá nhân thì doanh nghiệp mới có thể phát triển, thay đổi đột phá. Chính vì vậy, không thể phủ nhận tầm quan trọng của người làm HR- người tìm kiếm, xây dựng mọi nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp về nhân sự.
Nhìn chung các công việc mà HR cần làm liên quan tới tuyển dụng nhân sự, lên kế hoạch tuyển dụng cũng như chính sách phù hợp để duy trì nguồn nhân lực cho công ty không bị thiếu hụt, lưu trữ rà soát thông tin mà từng cá nhân cung cấp, sắp xếp kế hoạch phát triển năng lực của cá nhân, phòng ban để hoàn thành công việc hiệu quả.Cụ thể HR cần:
Đảm bảo về mặt nhân sự cho các doanh nghiệp
Quản lý các phòng ban, cá nhân về thông tin
Làm thẻ nhân viên để quản lý nội bộ
Theo dõi các nội quy, tác phong làm việc trong công ty
Đảm bảo các gói lợi ích của nhân viên
Thực hiện nhiệm vụ về giấy tờ như: đơn xin việc, xin nghỉ việc, hợp đồng lao động với công nhân viên,…
Phối hợp cùng phòng ban để luôn đảm bảo hoạt động công ty diễn ra tốt đẹp
Đào tạo, nâng cao chuyên môn cho nhân viên
Nhiều người thường lầm tưởng trong ngành quản trị nhân sự, các HR làm việc chung với nhau tất cả các mảng mà không chuyên về một mảng nào cụ thể, tuy nhiên HR được chia thành 2 mảng chính:
• Quản trị nhân sự: quản lý hành chính, chính sách nhân sự
• Quản trị nguồn nhân lực: phát triển sâu hơn, cụ thể hơn về nguồn nhân lực.
Những người làm riêng trong mảng này thường phụ trách về việc chiêu mộ thật nhiều tài năng hoặc một cá nhân tài năng thực sự chất lượng cho công ty, xây dựng chỉ tiêu đánh giá nhân viên theo từng kì, tư vấn rộng rãi chiến lược tuyển dụng để nhanh chóng tuyển được ứng viên, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của công ty.
Giống như những ngành nghề khác, HR cũng là một ngành nghề có chế độ thăng tiến vô cùng rõ rệt. Năng động, cởi mở, linh hoạt, ham học hỏi chính là chìa khóa đưa bạn đến thành công nhanh nhất trong lĩnh vực này. Hãy cùng tìm hiểu lộ trình mà một người làm HR giỏi cần trải qua, phần để tích lũy kinh nghiệm, phần để tiến gần hơn tới những vị trí cao trong ngành quản trị nhân sự.
Đối với những bạn là fresher/ mới ra trường/ thực tập/ sinh viên năm cuối định hướng theo ngành quản trị nhân sự có thể thử sức ở một số vị trí sau:
• Vị trí HR Admin( hành chính): Ở vị trí này, bạn cần nắm bắt rõ những thủ tục giấy tờ liên quan đến hành chính, nhân sự. Các hợp đồng lao động, giấy tờ bằng khen cũng sẽ do nhân viên tại vị trí này đảm nhận. Đặc biệt văn phòng phẩm hay đồ dùng của công ty cần được vị trí này kiểm kê một cách chi tiết.
• Vị trí chuyên viên nhân sự (HR Executive): Đúng như tên gọi của vị trí này, người làm việc tại đây cần tuyển dụng đầy đủ số lượng ứng viên phù hợp mà công ty yêu cầu. Làm việc với các phòng ban, lập kế hoạch, lộ trình tuyển dụng chi tiết mà mỗi vị trí cần tuyển cần đáp ứng. Mỗi người tuyển dụng cần sàng lọc Cv, tìm ra Cv phù hợp sau đó liên hệ với ứng viên để phỏng vấn, truyền đạt mô tả công việc, phúc lợi công ty mà mỗi vị trí được hưởng.
• Vị trí chuyên viên C&B: Dựa vào bảng công từ máy chấm công ( hoặc quản lý phòng ban tự chấm), năng lực làm việc và chế độ thưởng,… để đưa ra công thức tính lương phù hợp với từng vị trí theo đúng quy định của công ty ( ví dụ vị trí parttime, fulltime, giám đốc,…), nắm rõ chính sách phúc lợi đảm bảo quyền lợi của nhân viên.
• Vị trí HR Manager: Sau khi trải nghiệm một hoặc nhiều các vị trí trên, rèn luyện kĩ năng và tích góp kinh nghiệm công việc, bạn có thể có cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn. Đây là một vị trí khá cao và quan trọng trong phòng nhân sự nói riêng và trong công ty nói chung. HR Manager là gì? Công việc tại vị trí này ra sao thì có lẽ nhiều người vẫn luôn thắc mắc và muốn tìm hiểu thật rõ. Đây là vị trí quản lý, những người ở vị trí cao như vậy thường tham gia vào các cuộc họp điều hành với các giám đốc cấp cao trong việc quyết định, bổ nhiệm. Chính những người quản lý làm cấu nối trung gian cho các lãnh đạo với nhân viên cấp dưới.
Bên cạnh đó các quản lý cần điều hành các cuộc họp của phòng nhân sự, đưa ra hướng giải quyết mọi vấn đề sao cho hợp lí, giải quyết mâu thuẫn trong công việc nội bộ một cách thỏa đáng.
Không chỉ có vậy, các quản lý cần có những kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để có thể trao đổi với các phòng ban trong công ty hoặc các tổ chức bên ngoài khi tham gia vào những chiến dịch cộng động.Đây là một vị trí chịu áp lực lớn nhưng đãi ngộ khá tốt. Có thể nói HR Manager là một vị trí “đầu não” của phòng nhân sự. Người có thể ngồi ở vị trí này chắc chắn ngoài kiến thức chuyên môn tốt, nghiệp vụ vững còn cần những khả năng lãnh đạo, điều phối công việc hoàn hảo.
Staff => specialist/Senior => Officer supervisor/Team leader => Manager
Nếu yêu thích và học về nghề nhân sự, bạn tham khảo thêm một số điểm sau để có thể trở thành một nhân viên HR được việc, làm việc hiệu quả:
- Năng động và chuyên nghiệp: về ngành nghề nhân sự có tính chất quản lý nội bộ nhân viên, việc có nhiều nhân viên đó cũng chính là những nguyên nhân gây mâu thuẫn nội bộ mà một HR cần giải quyết. Qua nhiều trường hợp xử lý tình huống như vậy, mỗi tình huống khác nhau là một cách giải quyết khác nhau giúp người làm nhân sự linh hoạt năng động giải quyết một cách chuyên nghiệp vấn đề ấy.
- Tính bao trùm: nghề nhân sự không giới hạn bạn phải theo một ngành nhất định mới có thể làm được. Quản trị nhân sự chấp nhận sự đa ngành nhưng yêu cầu ứng viên có sự học hỏi không ngừng để phát triển bản thân, công việc. Ngoài ra, để là người quản trị nhân sự giỏi, bạn cần nắm bắt thêm các kiến thức về kinh doanh, cơ chế pháp luật hiện hành, xu hướng làm việc của giới trẻ,...
- Có lộ trình thăng tiến rõ ràng theo từng mức: Như lộ trình thăng tiến trong ngành quản trị nhân sự mà bài viết đã nêu trên, HR chắc chắn là một ngành nghề phù hợp với những ai có ý chí thăng tiến trong công việc. Làm việc chăm chỉ đồng thời không ngừng học hỏi sẽ mang tới cho bạn thật nhiều cơ hội.
- Sự phổ biến của nghề: Bất cứ doanh nghiệp lớn/vừa/ nhỏ nào dù trong các lĩnh vực khác nhau cũng cần tới bộ phận nhân sự để quản lý điều hành nhân viên và công việc.
Bạn đang tìm việc về nhân sự ở một số công ty thì hãy đọc tiếp để biết mình cần chuẩn bị những gì giúp sớm tìm việc thành công nhé.
* Trang bị cho công việc
- Tốt nghiệp đại học, cao đẳng
- Có tiếng Anh hoặc Hàn, Trung, Nhật,... là một điểm mạnh
- Thông thạo kỹ năng tin học văn phòng ( kĩ năng MS Word, MS Excel, MS PowerPoint...)
- Am hiểu về các luật cơ bản của luật pháp hiện hành( đặc biệt là luật lao động)
- Năng động, chịu khó, kỹ năng xử lý linh hoạt, tư duy logic
- Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ
- Nắm được các kỹ năng nghề yêu cầu như: giao tiếp, kỹ năng đàm phán, thuyết phục, tự học tự trau dồi,...
* Một số cách tính KPI điển hình
- Tính theo số CV khi có kế hoạch tuyển dụng cho 1 vị trí/ dự án
- Tỉ lệ ứng viên thông qua phỏng vấn, đạt yêu cầu
- Hiệu quả quảng cáo tuyển dụng, giải quyết công việc
- Thời gian cần để tuyển dụng
* Một số câu hỏi khi phỏng vấn vị trí HR
- Giới thiệu về bản thân, hiểu biết của bạn về công ty
- Thực hiện lập một kế hoạch tuyển dụng cho vị trí X( nhân viên kinh doanh, SEO content,...)
- Viết một bài đăng tin tuyển dụng cho vị trí này
- Tình huống và cách xử lý mâu thuẫn trong nội bộ
- Nếu phỏng vấn tìm ứng viên cho vị trí Y ( nhân viên kinh doanh, điều hành nội vụ,...), bạn thấy yếu tố nào đóng vai trò quyết định để tuyển dụng ứng viên đó
- Cập nhật mới nhất về luật lao động là gì ?
- Kể lại trải nghiệm( nếu có) đáng nhớ nhất trong thời gian bạn đã làm HR? Qua những trải nghiệm đó bạn học hỏi được gì cho bản thân?
- Sự yêu thích và suy nghĩ gắn bó của bạn với nghề nhân sự
- Lộ trình công việc của bạn trong 3 năm tới
- Bạn thường tìm kiếm ứng viên ở đâu
- Nếu công ty cần thay đổi chế độ phúc lợi cho nhân viên, theo bạn, điều cần thay đổi nhất là gì.
Đó là một số ví dụ với người apply vào vị trí quản trị nhân sự. Hãy luôn nắm chắc kỹ năng nghiệp vụ, ứng xử linh hoạt để có thể trả lời thuyết phục các nhà tuyển dụng.
* Nguồn tìm ứng viên mà một HR nên biết
- Các trang tìm việc uy tín
- Mạng xã hội
- Các app tìm kiếm việc làm
Tạm kết
Trong bối cảnh xã hội cần nguồn cung ứng nhân sự chất lượng như hiện nay thì quản trị nhân sự (HR) là một nghề tiềm năng. Bất kì doanh nghiệp nào cũng cần người tài giỏi, chất lượng đáp ứng cho nhu cầu công việc của doanh nghiệp đó. Nghề nhân sự đảm bảo về thăng tiến, phát triển bản thân, cơ hội nghề nghiệp, kỹ năng mềm,... nếu là một người tâm huyết, năng động và không ngại trải nghiệm thì hãy tìm ngay cho mình một vị trí trong nghề nhân sự nhé!
>>> Xem thêm các bài viết: