Học ngành quản trị kinh doanh có thể làm được những công việc gì?

By   Lionel    13/01/2020

Quản trị kinh doanh có nhiều cơ hội việc làm hiện nay. Vậy ngành quản trị kinh doanh là gì và học quản trị kinh doanh làm gì sẽ có trong bài viết dưới đây. 

Quản trị kinh doanh đang là một trong những ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao nhất hiện nay. Vậy ngành quản trị kinh doanh là gì và một người học quản trị kinh doanh có thể làm được những công việc như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

1. Trước tiên ta cần tìm hiểu định nghĩa về ngành quản trị kinh doanh

Trong thời đại ngày nay khi các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước mọc lên rất nhiều ở khắp mọi nơi thì nhu cầu nhân lực có kỹ năng quản trị kinh doanh ngày càng tăng cao. Ngành quản trị kinh doanh là ngành học xuất hiện trong chương trình đào tạo của tất cả các trường đại học chuyên về kinh tế ở Việt Nam. Đây là ngành học đào tạo cho sinh viên về các kỹ năng quản trị bao gồm kỹ năng lập kế hoạch, dẫn dắt, thực hiện tổ chức và giám sát quá trình lao động của toàn bộ nhân viên để nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Đích đến cuối cùng của các kỹ năng quản trị đó là hướng việc kinh doanh của các doanh nghiệp đạt được lợi nhuận đáng kể và tăng tính cạnh tranh của công ty của bạn với những doanh nghiệp khác.

Quản trị kinh doanh làm gì

2. Những vị trí công việc dành cho sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh

Sau khi học chuyên ngành quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng để có thể làm các vị trí liên quan đến quản trị như quản trị nguồn nhân lực, quản lý sản xuất kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị marketing… Sinh viên ngành này có thể làm ở đa dạng các vị trí công việc từ các chuyên viên tại bộ phận kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, phòng marketing hay kế hoạch cho đến việc nắm giữ các vị trí cao của công ty như trưởng phòng hay giám đốc kinh doanh, giám đốc tài chính

Một hướng khác mà bạn có thể chọn nếu đã tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh đó chính là trở thành giảng viên bộ môn quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp nếu bạn có đam mê giảng dạy.

Các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể nộp hồ sơ xin việc ở các công ty, tập đoàn trong nước hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh. Nếu bạn có đủ khả năng và tiềm lực tài chính thì bạn hoàn toàn có thể tự mở công ty riêng bởi bạn đã học được kỹ năng quản lý, lập kế hoạch kinh doanh và giám sát việc thực hiện của nhân viên để đạt được mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó như đã nói ở trên là bạn có thể công tác tại các trường cao đẳng, đại học hay trung cấp.

Quản trị kinh doanh làm gì

3. Các yêu cầu để trở thành một nhà quản trị tài ba

Để trở thành một nhà quản trị giỏi thì trước hết bạn phải có nền tảng chuyên môn quản trị kinh doanh tốt để có thể quản lý, giám sát và điều chỉnh mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, có khả năng xử lý các tình huống xảy ra đột ngột. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải nỗ lực học tập kiến thức và rèn luyện các kỹ năng quản trị, các kỹ năng mềm thông qua những năm còn được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

Để quản trị được nhân viên cấp dưới thì bạn phải chiếm được thiện cảm của họ. Nhà quản trị giỏi là nhà quản trị khéo léo, tâm lý trong cách giao tiếp với nhân viên cấp dưới, biết cách quan tâm họ để họ nỗ lực làm việc hết năng suất. Nhà quản trị phải biết cách làm nhân viên tự nguyện nỗ lực làm việc chứ không phải bằng cưỡng ép quy chế.

Nhà quản trị tài ba phải có tầm nhìn xa trông rộng, đoán trước được xu thế phát triển của nền kinh tế để đưa ra các kế hoạch kinh doanh mang tính đột phá, sáng tạo. Có như vậy công ty của bạn mới có vị thế và sức cạnh tranh so với rất nhiều đối thủ khác trên thị trường. Đồng thời người quản trị phải lường trước được những rủi ro mà phương án mình đưa ra để công ty không lâm vào tình cảnh khó khăn, đặc biệt là phá sản.

Có thể nói, học ngành quản trị kinh doanh đem lại cho bạn rất nhiều sự lựa chọn vị trí công việc mà bạn muốn làm. Tuy nhiên bạn phải tìm hiểu tính chất của mỗi công việc để tìm ra công việc phù hợp với bản thân nhất.

>> Tham khảo thêm:

5/5 (2 bình chọn)