Đại diện kinh doanh là vị trí quan trọng ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh. Vậy đại diện kinh doanh là gì? Tìm hiểu ngay tại đây.
Hàng tồn kho đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong kinh doanh. Vậy cụ thể hàng tồn kho là gì và phương pháp tính hàng tồn kho ra sao cùng tìm hiểu dưới đây nhé.
Hàng tồn kho đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc với mỗi nhà hoạt động kinh doanh. Vậy cụ thể hàng tồn kho được quy ước như thế nào và phương pháp tính hàng tồn kho ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Hàng tồn kho được định nghĩa là một tài sản ngắn hạn, chiếm một phần lớn trong tổng lượng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vì vậy việc quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật, nhóm tài sản hàng tồn kho giúp phản ánh tình hình biến động hàng hóa của doanh nghiệp và xác định giá trị hiện có. Hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm tất cả những mặt hàng đã mua và trong quá trình vận chuyển, những nguyên vật liệu, công cụ sản xuất, những sản phẩm đang được làm dở dang, hàng hóa, hàng gửi bán, và những hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, những sản phẩm đang được làm dở dang, chưa được hoàn thành trong thời gian luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được tính là hàng tồn kho. Với những vật tư, phụ tùng có thời gian trong kho trên 12 tháng thì được trình bày là tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán.
Các sản phẩm ký gửi, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, ủy thác, không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì không được tính là hàng tồn kho. Trường hợp mà mua các sản phẩm và sản phẩm đó có phụ tùng đi kèm thì kiểm toán phải xác định và ghi nhận riêng từng giá trị của hàng hóa. Từ đó giá trị sản phẩm sẽ được tính theo công thức, giá hàng mua trừ đi giá của các thiết bị, phụ tùng đi kèm, thay thế.
Doanh nghiệp cần sát sao trong việc kiểm soát hàng tồn kho để tránh những thiệt hại, rủi ro, mất mát, và hoạch định lại giá trị của doanh nghiệp. Dưới đây là một số phương pháp tính hàng tồn kho:
Tính hàng tồn kho theo giá trị đích danh: Phương pháp này được áp dụng bằng cách kê khai giá trị của các sản phẩm mua vào và các sản phẩm bán ra một cách lần lượt, chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp nhỏ với số lượng mặt hàng, sản phẩm ít.
Tính hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia truyền: Phương pháp này được áp dụng bằng cách tính giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho được mua từ đầu kì, và giá trị trung bình của những sản phẩm được dùng để sản xuất trong kỳ.
Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO-First in first out): Phương pháp này được tính bằng cách xác định những hàng tồn kho nào nhập trước thì xuất trước, giá trị hàng tồn kho cuối cùng sẽ được tính dựa trên số mặt hàng còn lại trong thời điểm mua vào gần nhất.
Còn có một số thuật ngữ khác cho các phương pháp tính hàng tồn kho như thuật ngữ kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ. Phương pháp kê khai thường xuyên là việc liên tục cập nhật, theo dõi tình hình xuất, nhập của hàng hóa trên sổ kế toán. Trong khi phương pháp kiểm kê định kỳ là việc hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế trong từng giai đoạn để phản ánh giá trị tồn kho cuối cùng.
Mỗi phương pháp tính hàng tồn kho đều có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với từng loại doanh nghiệp và quy mô kinh doanh. Vì vậy, các nhà quản lý cần có những cân nhắc riêng cho doanh nghiệp của mình, áp dụng những công cụ tính toán và các phương tiện xử lý thông tin sao cho công tác kiểm kê hàng tồn kho được diễn ra chính xác và hiệu quả nhất.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về hàng tồn kho cũng như phương pháp tính hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết là hữu ích cho các bạn và giúp các bạn có thể quản lý tốt hơn số lượng hàng tồn kho của đơn vị mình đang công tác.
>> Tham khảo bài liên quan: