Đại diện kinh doanh là vị trí quan trọng ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh. Vậy đại diện kinh doanh là gì? Tìm hiểu ngay tại đây.
Trong một cuộc phỏng vấn, một trong những câu hỏi phổ biến và gây khó khăn nhiều nhất là “ Điểm yếu của bạn là gì?”. Vậy điểm yếu là gì và cách khắc phục.
Trong một cuộc phỏng vấn, một trong những câu hỏi phổ biến và gây khó khăn nhiều nhất là “ Điểm yếu của bạn là gì?”. Dưới đây, tôi sẽ phân tích và đưa ra một số tips nhỏ giúp bạn “ăn điểm” khi trả lời nhà tuyển dụng.
Trước tiên là một số lỗi mà khi phỏng vấn chúng ta thường mắc phải:
Chắc hẳn bạn đã tìm được rất nhiều bài sách báo nói về điều này. Họ khuyên bạn nên nói ra những khuyết điểm mà thực chất là những phẩm chất mà nhà tuyển dụng đòi hỏi. Ví dụ
Tôi là một người hơi có tính cầu toàn.
Tôi thường hay quá quan tâm vào công việc của mình.
Tôi rất tham việc.
Đây là một ý thông minh. Tuy nhiên cách này đã trở nên cũ rồi và nhà tuyển dụng chắc hẳn đã gặp rất nhiều người nói như vậy. Thực tế cách đưa ra khuyết điểm này lại khiến họ cảm thấy bạn đang cố che dấu một điều gì đó.
Một số bạn khi phỏng vấn nói rằng họ không thể ngay lập tức nghĩ ra bất cứ một điểm yếu nào cả. Nhưng việc không đưa ra điểm yếu sẽ đánh mất một phần cơ hội nhận được việc. Bởi nó đồng nghĩa với việc đang cố che dấu về bản thân mình. Và không một ai muốn hợp tác với kiểu người như vậy.
Một lỗi nữa khi trả lời là quá thẳng thắn thú nhận những điểm yếu có thể cản trở cho công việc của bạn. Ví dụ như “ Tôi rất khó dậy sớm vào buổi sáng hay làm việc đúng giờ.” Điểm yếu này rất chân thực nhưng khó được chấp nhận.
Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Nếu chúng tôi trao đổi với người quản lý cũ của bạn, bạn nghĩ họ nói bạn cần cố gắng ở điểm nào?
Nói cho chúng tôi về mục tiêu phát triển của bạn.
Điều bạn muốn cải thiện nhất trong năm tới là gì?
Điểm yếu đó có những ảnh hưởng tiêu cực gì đến bạn?
Bước 1. Chọn một điểm yếu “Tốt”
Điểm yếu có thực
Đừng chọn bừa một điểm yếu chỉ bởi vì nó nghe có vẻ ổn. Bạn sẽ gây được ấn tượng nhiều hơn với sự chân thành của mình. Điều đấy không có nghĩa là bạn phải nói ra khiếm khuyết mà sẽ làm bạn xấu đi trong mắt họ. Thường thì hầu hết điểm yếu đó là về việc phân chia ủy thác công việc, tính tình thẳng thắn hay về kỹ năng nói trước đám đông,...
Chọn một điểm yếu mà có thể chấp nhận được trong công việc mà bạn chọn.
Tìm hiểu kĩ về những yêu cầu của công việc để tránh nói ra điểm yếu có liên quan đến kỹ năng yêu cầu. Nếu bạn làm kế toán, đừng bao giờ nói rằng mình không thích toán hay không thường chú trọng tiểu tiết. Nếu bạn làm sales, đừng tự thú nhận rằng mình hơi rụt rè hay thiếu sự kiên trì dai dẳng,...
Chọn một điểm yếu tương đối nhỏ và có thể sửa được.
Điểm yếu có thể sửa được nghĩa là bạn có thể cải thiện nó qua công việc và sự cố gắng.
Ví dụ:
Điểm yếu có thể sửa được: “ Tôi thường cảm thấy lo lắng khi phải nói trước đám đông.”
(Bạn thấy lo lắng nhưng vẫn hoàn toàn nói được, và kĩ năng này có thể cải thiện qua việc trải nghiệm nhiều lần.)
Điểm yếu khó để sửa: “ Tôi rất nhút nhát và thường gặp vấn đề với việc nói trước đám đông.”
( Người phỏng vấn sẽ cho rằng bạn khó làm việc trong môi trường đồng đội. Và khuyết điểm này gắn với tính cách nên sẽ khó để sửa.)
Diễn tả điểm yếu của bạn một cách ngắn gọn, trung lập.
Bạn không cần đi vào quá chi tiết về điểm yếu đó. Chỉ nói ngắn gọn, và quan trọng hơn, tránh tỏ ra phòng ngự hay phủ nhận thái quá.
Bước 2. Trình bày về việc bạn đang cố gắng cải thiện điểm yếu thế nào.
Sau khi nói về điểm yếu thì bạn nên nói về việc mình đang làm những gì để vượt qua những khiếm khuyết ấy. Lí do là trong mắt nhà tuyển dụng, những người ứng cử tiềm năng là những người luôn tìm cách học hỏi và thay đổi để tốt hơn.
Cuối cùng, nếu công việc đó có thể giúp bạn vượt qua điểm yếu đó thì đừng ngại nói với nhà tuyển dụng về nguyện vọng đó nhé.
Mong là những kinh nghiệm trên đây có thể giúp các bạn trả lời được một trong những câu hỏi khó chịu nhất của bài phỏng vấn để giúp bạn có được công việc mình mong muốn.
>> Tham khảo tin khác: