Cách viết CV quản lý nhà hàng hớp hồn nhà tuyển dụng

By   Lionel    28/07/2021

Nếu trót dành tình yêu cho ngành nhà hàng khách sạn và mong muốn tiếp cận cơ hội việc làm quản lý để chứng minh năng lực của bản thân, thì một bản CV quản lý nhà hàng khách sạn chuẩn chỉnh chính là tài liệu đầu tiên mà bạn cần phải đầu tư công sức, thời gian để chuẩn bị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ cách tạo CV xin việc quản lý nhà hàng đúng với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn đầy đủ về cách viết và những lưu ý trong quá trình tạo CV quản lý nhà hàng. Hãy cùng theo dõi ngay trong bài viết sau đây nhé. 

1. Tầm quan trọng của CV quản lý nhà hàng 

Đã từ lâu CV đã được ví là thứ vũ khí lợi hại giúp mọi ứng viên chinh phục được vị trí công việc như ý. Và với vị trí cao nhất của nhà hàng - chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động kinh doanh ẩm thực, nhân sự của nhà hàng - quản lý nhà hàng, thì CV xin việc là thành tố không thể thiếu. Đóng vai trò là tài liệu đầu tiên mà ứng viên vị trí này gửi đến đến đơn vị tuyển dung, một bản CV quản lý nhà hàng chuẩn chỉnh chính là một lời giới thiệu tổng quan về ứng viên, về những năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp với vị trí quản lý nhà hàng mà đơn vị đang tìm kiếm.

Là vị trí sở hữu mức đãi ngộ tốt nhất cùng với tính cạnh tranh cao, “khúc dạo đầu” này còn giúp ban quản trị của nhà hàng lựa chọn được một quản lý có tâm, có tầm trong muôn ngàn những CV khác để giúp họ đưa nhà hàng phát triển đến đỉnh cao trong bức tranh công nghiệp ẩm thực đang phát triển mạnh mẽ. 

Tầm quan trọng của CV quản lý nhà hàng 

Tầm quan trọng của CV quản lý nhà hàng 

2. Hướng dẫn cách viết CV xin việc quản lý nhà hàng chuẩn chỉnh

2.1. Bố cục CV xin việc quản lý nhà hàng

Khác với những vị trí như thu ngân, nhân viên phục vụ hay phụ bếp, phần lớn các nhà hàng đều cung cấp cho một bản tờ khai CV có sẵn, ở vị trí cao nhất của nhà hàng, mỗi một nhà hàng, khách sạn...lại có một yêu cầu khác nhau về hình thức CV xin việc ở vị trí quản lý. Đó có thể là một bản CV viết tay, CV file hoặc CV quản lý nhà hàng được tạo trên những website công nghệ. Tuy nhiên, dù ở hình thức nào đi chăng nữa, sự chủ động, tự giác bao giờ cũng được đánh giá cao, nhất là khi bạn đăng ký ứng tuyển ở vị trí đứng đầu nhà hàng. Trong bản tài liệu đó hãy chắc chắn xuất hiện những thành phần quan trọng bao gồm:

- Thông tin cá nhân

- Mục tiêu nghề nghiệp 

- Kỹ năng

- Kinh nghiệm quản lý 

- Thành tích, giải thưởng

- Trình độ học vấn

Hướng dẫn cách viết CV xin việc quản lý nhà hàng chuẩn chỉnh

Hướng dẫn cách viết CV xin việc quản lý nhà hàng chuẩn chỉnh

Ở vị trí quản lý nhà hàng, tất cả những gì bạn nên trình bày trong CV chính là những luồng dữ liệu liên quan trực tiếp đến công việc, kinh nghiệm quản lý và thường dành cho những người đã có kinh nghiệm. Điểm để khu biệt rõ nét với những mẫu CV ứng tuyển những vị trí khác tại nhà hàng chính là không đề cập đến những trường nội dung không có tính chất tập trung đến nghiệp vụ quản lý như sở thích, hoạt động tham gia, dự án. Ngay nội dung dưới đây, chúng ta sẽ cùng đi vào triển khai từng nội dung cho từng trường thông tin quan trọng trong CV quản lý nhà hàng nhé. 

2.2. Cách triển khai các trường thông tin trong CV quản lý nhà hàng hoàn hảo

2.2.1. Thông tin cá nhân trong CV xin việc quản lý nhà hàng 

Đây là mục nội dung đầu tiên xuất hiện trong CV xin việc quản lý nhà hàng với chức năng là mang đến một cái nhìn tổng quan nhất về ứng viên cho nhà tuyển dụng. Nội dung này trả lời giúp đơn vị nhà hàng những câu hỏi về họ tên, địa chỉ, giới tính, năm sinh, dung mạo của ứng viên đang ứng tuyển vào vị trí quản lý nhà hàng như thế nào. Dù không có tác dụng tô điểm những phẩm chất hay lột tả kinh nghiệm...những trường nội dung quan trọng giúp kết nối ứng viên với nhà tuyển. Các đơn vị có thể lấy thông tin cá nhân của bạn tại đây để liên hệ phỏng vấn. 

Do vậy, tính cẩn thận và khoa học là cần thiết. Thay vì trình bày dài dòng, hãy trình bày những thông tin này dưới dạng liệt kê theo những gạch đầu dòng. Một lưu ý khác khi trình bày thông tin cá nhân, chính là khi lựa chọn ảnh đại diện. Các ứng viên không nhất thiết phải lựa chọn ảnh thẻ, nhưng nên chọn những ảnh phản ánh được tính chuyên nghiệp, lịch sự như chính yêu cầu của vị trí quản lý nhà hàng sẽ là một lợi thế to lớn. 

2.2.2. Mục tiêu nghề nghiệp 

Mục tiêu nghề nghiệp 

Mục tiêu nghề nghiệp 

Đặt ở vị trí đắc địa của CV, mục tiêu nghề nghiệp cũng là một trường nội dung điểm nhấn xuất hiện trong mẫu CV xin việc quản lý nhà hàng. Tại nội dung này, bạn sẽ thể hiện được những định hướng, trách nhiệm, kế hoạch của mình cần đạt được ở vị trí quản lý để đưa khách sạn, nhà hàng gặt hái được nhiều thành công và chinh phục trái tim của khách hàng. Bí quyết của nội dung này là trình bày ngắn gọn cụ thể và tập trung vào những dự định ngắn hạn và dài hạn. Một nội dung cực kỳ quan trọng bạn cần thể hiện trong CV quản lý nhà hàng chính là mang được đam mê, khả năng lãnh đạo, quản lý của mình để mang tới những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho thực khách. 

2.2.3. Tóm tắt về chuyên môn bản thân

Bên cạnh mục tiêu nghề nghiệp, thì chuyên môn, nghiệp vụ thực tiễn đã tích lũy trong quá khứ cũng đóng một vai trò quan trọng trong CV xin việc quản lý nhà hàng. Hai khía cạnh bạn cần làm rõ trong nội dung này chính là kỹ năng nghiệp vụ nhà hàng đã được tích lũy trước đó và những kinh nghiệm quản lý. Với khả năng thực hành nghiệp vụ nhà hàng, bạn có thể kế đến những kiến thức về quản trị, nấu nướng đến cách xử lý các tình huống trong phục vụ các món ăn và đồ uống, kỹ năng giám sát nhân sự trong môi trường nhà hàng, khách sạn, kỹ năng tuyển dụng và sắp xếp nhân sự, kỹ năng tương tác tốt với khách hàng nhân viên và khả năng chịu áp lực cao. 

Cùng với đó là những khía cạnh liên quan đến quan đến quản lý như: Khả năng đưa ra quyết định khẩn cấp, lên kế hoạch kinh doanh, khả năng nắm bắt các xu hướng ẩm thực mới trên thị trường, khả năng thấu hiểu được nhu cầu của nhân viên và thực khách, kỹ năng ngoại ngữ tốt…

Tất cả những kỹ năng này ưu tiên sắp xếp theo phương pháp liệt kê từ những kỹ năng quản lý quan trọng đến chuyên môn, nghiệp vụ nhà hàng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé. 

2.2.4. Những thành tích tiêu biểu trong công việc trước đó

Những thành tích tiêu biểu trong công việc trước đó

Những thành tích tiêu biểu trong công việc trước đó

Phải nhấn mạnh lại rằng, trong bối cảnh nhà hàng khách sạn nở rộ như hiện nay, quản lý nhà hàng là vị trí có tính cạnh tranh rất cao. Để có thể tỏa sáng được trong mắt nhà tuyển dụng, bạn cần sự hỗ trợ đắc lực của những nhân tố vượt trội. Ngoài kinh nghiệm và kỹ năng, những thành tích đáng nể bạn dành được trong công việc trước đây như: Được bổ nhiệm vào vị trí trợ lý quản lý nhà hàng không lâu sau khi vào làm việc nhờ vào kỹ năng giải quyết vấn đề và chăm sóc khách hàng tốt hay đưa ra chiến dịch khuyến mại hợp lý để giới thiệu món ăn mới và hút khách hàng đến nhà hàng đưa nhà hàng qua cơn “khủng hoảng”. Những thành tích càng nổi bật càng chứng minh được năng lực xuất chúng của bạn và tạo niềm tin rằng, bạn sẽ tạo nên một sự đột phá cho nhà hàng của họ. Khi trình bày nội dung thành tích, hãy nêu thật cụ thể tên thành tích, thời gian giật được thành tích nhé. 

2.2.5. Trình độ học vấn trong CV quản lý nhà hàng

Trình độ học vấn trong CV quản lý nhà hàng cũng là thành tố mà các nhà tuyển dụng vô cùng quan tâm. Bởi lẽ, quản lý là bộ mặt của nhà hàng, người trực tiếp lên kế hoạch kinh doanh, kế hoạch quản lý và điều hành nhân sự cũng như chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động diễn ra trong nhà hàng không những đòi hỏi kinh nghiệm xử lý mà cần đến chuyên môn và vốn kiến thức trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn và quản trị một cách sâu sắc. Phần lớn các nhà hàng đều đưa ra tiêu chí tuyển dụng quản lý cho mình với trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên và ưu tiên những ứng viên từng theo học khối ngành quản trị. Tại trường nội dung này bạn cần trình bày tên trường đại học, cao đẳng từng theo học, đính kèm thời gian và chuyên ngành. Ngoài ra, nếu chứng chỉ ngoại ngữ của bạn đạt điểm khá tốt cũng có thể bổ sung vào nội dung này để tăng làm CV tăng thêm sức thuyết phục nhé. Bạn có thể viết như sau:

- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (8/2013 - 6/2017)

- Chuyên ngành: Quản trị khách sạn 

- Ielts: 7.5

Trình độ học vấn trong CV quản lý nhà hàng

Trình độ học vấn trong CV quản lý nhà hàng

2.2.6. Kinh nghiệm làm việc trong CV quản lý nhà hàng 

Không nghi ngờ gì nữa, kinh nghiệm chính là nội dung quan trọng nhất mà bất kì một nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn được chiêm ngưỡng trong CV. Đây cũng đồng thời là nội dung giúp bạn ghi điểm cao nhất bằng những năng lực thực tiễn về quá trình thực hiện nghiệp vụ quản lý hay chuyên môn nhà hàng khách sạn của bạn. Trong nội dung này, bạn hãy sàng lọc những kinh nghiệm của mình liên quan trực tiếp đến công việc quản trị tại nhà hàng hay thể hiện sâu sắc nhất những nghiệp vụ của bạn và trình bày theo cấu trúc sau đây:

- Tên nhà hàng, quán cafe...từng làm việc 

- Thời gian từng làm việc tại đây

- Vị trí công việc từng đảm nhiệm (Liên quan đến vị trí quản lý)

- Mô tả công việc cụ thể từng làm. 

Trong quá khứ bạn từng làm trợ lý quản lý nhà hàng trong vòng 2 năm, bạn có thể trình bày điều này trong CV của bạn theo gợi ý cụ thể như sau:

- Nhà hàng LT Ecolodge chi nhánh Hoàng Mai, Hà Nội ( Tháng 6/2016 - 8/2018) 

- Vị trí: Trợ lý quản lý nhà hàng toàn thời gian 

+ Sắp xếp giờ làm việc cho nhân viên trong nhà hàng

+ Hướng dẫn nhân viên thực hiện nghiệp vụ khách hàng tốt nhất

+ Hỗ trợ quản lý giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phục vụ giữa nhân viên và khách hàng

+ Đào tạo nhân viên đúng quy cách, đúng văn hóa của nhà hàng

+ Hỗ trợ các nhân viên trong nhà hàng khi đông khách hoặc vắng mặt. 

Đó chính là cách trình bày kinh nghiệm trong CV quản lý nhà hàng. Ngoài ra với những ứng viên từng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các địa chỉ khác nhau và làm việc liên quan đến chuyên môn quản lý hãy trình bày đầy đủ các kinh nghiệm này theo thứ tự từ gần đến xa nhé. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên quan tâm đến nội dung công việc bạn làm gần với thời điểm mà bạn gửi hồ sơ nhất.

3. Một số lưu ý trong quá trình tạo CV xin việc quản lý nhà hàng

3.1. Chú ý về lỗi chính tả 

Làm nên một bản CV quản lý nhà hàng thuyết phục nhà tuyển dụng, chú trọng đến hình thức của CV cũng là yếu tố giúp nhà tuyển dụng tin rằng, bạn có đủ sự cẩn thận cần thiết cho vị trí này. Một bản CV quản lý chỉ trình bày tóm lược những thông tin và có dung lượng tối đa khoảng 2 - 2,5 mặt giấy A4. Một vài lỗi chính tả cơ bản sẽ đánh giá rằng, bạn chưa thực sự đầu tư cho vị trí công việc này và cẩu thả trước khi gửi CV. Do đó, cần soát lại những thông tin trong CV cho kỹ càng bạn nhé. 

3.2. Trung thực

Một số lưu ý trong quá trình tạo CV xin việc quản lý nhà hàng

Một số lưu ý trong quá trình tạo CV xin việc quản lý nhà hàng

Không cần phải nói thì khi đăng ký vị trí quản lý ở một nhà hàng nào, bản thân bạn là người thấu hiệu rõ nhất về những quyền lợi và chế độ đãi ngộ cho vị trí này cao hơn nhiều so với các vị trí khác như thế nào. Tuy nhiên, không vì vậy mà tìm mọi cách để khuếch đại những kỹ năng và kinh nghiệm của mình để hút sự chú ý của họ. Ở vị trí quản lý nhà hàng, sự cố gắng để khắc phục những điểm yếu và cải thiện khả năng là chưa đủ. Đây là vị trí buộc bạn phải có kiến thức thật, kỹ năng và kinh nghiệm thật để trực tiếp xử lý những vấn đề về kinh doanh, nhân sự...Vậy hãy đánh giá thành thật năng lực của mình và cân nhắc những thông tin đưa vào CV, đặc biệt hãy là đảm bảo rằng, những thông tin mình đưa vào là hoàn toàn chân thật. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết giúp bạn sở hữu được một bản CV quản lý nhà hàng hoàn hảo. Hi vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn. 

5/5 (2 bình chọn)