Đại diện kinh doanh là vị trí quan trọng ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh. Vậy đại diện kinh doanh là gì? Tìm hiểu ngay tại đây.
Trong các cửa hàng, dù là lĩnh vực nào, cửa hàng trưởng đều là một vị trí quan trọng và cần thiết. Đây là người có trách nhiệm quản lý các nhân viên và mọi thứ trong cửa hàng. Vậy cửa hàng trưởng là gì? Họ làm việc gì? Làm thế nào để trở thành cửa hàng trưởng giỏi? Cùng tìm hiểu các thông tin về cửa hàng trưởng qua bài viết dưới đây nhé!
Trong các cửa hàng, cửa hàng trưởng là người có vị trí đứng đầu, có trách nhiệm quản lý các hoạt động bên trong cửa hàng, từ hoạt động bán hàng tới nhân sự. Đây cũng là vị trí kiểm soát mọi hoạt động, điều hành và quản lý bán hàng bên trong cửa hàng.
Cửa hàng trưởng sẽ có nhiệm vụ là điều chỉnh nguồn nhân lực trong các bộ phận như: sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên hàng tuần phù hợp, giám sát, kiểm tra, đánh giá tinh thần, thái độ làm việc của các nhân viên trong cửa hàng. Đồng thời, cửa hàng trưởng sẽ tham gia huấn luyện, đào tạo các nhân viên, mỗi tuần đều hợp nhân viên, đón nhận những ý kiến đóng góp để thay đổi trong những lần kế tiếp.
Bên cạnh đó, để các nhân viên làm việc hiệu quả, cửa hàng trưởng cần huấn luyện kỹ năng, kiến thức bán hàng cho nhân viên, đảm bảo các bộ phận đều thực hiện đúng nhiệm vụ theo quy chuẩn và yêu cầu. Người đứng đầu cần biết cách chỉ đạo thì một nhân viên mới có thể hoàn thành công việc xuất sắc.
Cửa hàng trưởng sẽ thực hiện giám sát, theo dõi doanh thu mỗi ngày, kiểm tra sản phẩm nào không bán được, sản phẩm nào bán chạy, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm nào được người tiêu dùng ưa thích để tìm cách thúc đẩy bán hàng, giảm bớt hàng tồn kho và nâng cao doanh số.
Họ cũng cần đảm bảo hàng hóa trưng bày đẹp mắt, phù hợp với không gian, khoa học và người mua dễ dàng trông thấy các sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Cửa hàng cần luôn đảm bảo ngăn nắp, sạch sẽ và nộp cho những người quản lý, kế toán báo cáo bán hàng theo định kỳ, đảm bảo số tồn thực khớp với dữ liệu hàng hóa được khai báo, đảm bảo doanh thu không mất mát hàng hóa, kỹ lưỡng và cẩn thận, tránh thâm hụt doanh thu.
Để một doanh nghiệp thành công, cần sự hợp lực của nhiều người, dù đó là vị trí nhỏ nhất. Cửa hàng trưởng cần biết cách phối hợp với những bộ phận khác như bộ phận Marketing, tuyển dụng, nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm gần hơn với thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó gia tăng doanh thu, xây dựng thương hiệu và giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
Nghiên cứu khách hàng và thị trường được xem là công việc khó khăn nhất của cửa hàng trưởng. Họ cần phải luôn theo dõi về tình hình hoạt động trong cửa hàng của mình để có thể cạnh tranh với đối thủ, đồng thời tìm kiếm, cập nhật những mặt hàng đang hot, đánh giá xem liệu chúng có phù hợp để cửa hàng kinh doanh hay không.
Luôn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để biết được họ muốn gì, quản lý khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng của cửa hàng bằng cách đưa ra những ưu đãi nhất định, giải quyết những vấn đề mà nhân viên không thể kiểm soát.
Cửa hàng trưởng có nhiệm vụ là quản lý chính sách nhân sự và chế độ tiền lương, căn cứ vào nhiệm vụ, tác phong làm việc của từng bộ phận mà có chế độ thưởng, lương khác nhau, đồng thời quản lý cần điều chỉnh nhân sự sao cho phù hợp, tránh để quá đông hay quá ít nhân viên.
Khách hàng chính là đối tượng cần ưu tiên của các cửa hàng, do đó khi khách hàng hài lòng, cửa hàng, doanh nghiệp càng phát triển hơn. Tuy vậy, mỗi người một tính cách, khách hàng có thể đưa ra những thắc mắc, khiếu nại, và lúc này, cửa hàng trưởng cần đảm bảo giải thích cho khách hàng hài lòng và đưa ra cách giải quyết phù hợp.
Sau khi đã biết được cửa hàng trưởng là gì, chúng ta cùng tìm hiểu làm thế nào để trở thành cửa hàng trưởng chuyên nghiệp nhé!
Vị trí cửa hàng trưởng thường không quá yêu cầu về trình độ học vấn, thế nhưng nếu bạn có bằng cấp liên quan tới việc quản lý, kinh doanh, bán hàng thì bằng cấp và kỹ năng mềm sẽ là lợi thế của bạn.
Ví dụ như: Bằng Đại học, Cao đẳng các chuyên ngành liên quan tới việc bán hàng và quản lý như bán hàng, kinh doanh, kế toán, marketing, quản lý,... Có kỹ năng ngoại ngữ là một lợi thế, dễ dàng bán hàng, trao đổi và giải quyết các khiếu nại với khách hàng ngoại quốc.
Bạn cũng cần có các kỹ năng về tin học văn phòng như sử dụng phần mềm bán hàng hay thành thạo Excel, Word…
Để trở thành cửa hàng trưởng, bạn cần phải có kinh nghiệm làm nhân viên bán hàng, quản lý bán hàng, đây chính là một yếu tố quan trọng. Bởi nếu cửa hàng trưởng không có kinh nghiệm, khi gặp vấn đề sẽ khó xử lý và có thể có hướng giải quyết không phù hợp hay triệt để, gây nên những hậu quả xấu hay khiến bạn vị cấp trên trách phạt, rơi vào thế bị động…
Tùy theo mỗi công ty, cửa hàng, vị trí cửa hàng trưởng sẽ yêu cầu kinh nghiệm khác nhau, trung bình là khoảng từ 1 đến 2 năm.
Cửa hàng trưởng cần có các kỹ năng cơ bản sau:
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Cửa hàng trưởng cần biết cách giữ chân khách hàng vì họ chính là nhân tố tạo nên dòng tiền trong cửa hàng. Dù khách hàng là đối tượng ra sao, tính cách thế nào thì họ cũng nên là người xứng đáng được sử dụng và trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm tốt nhất. Một thái độ bán hàng chuyên nghiệp và chăm sóc khách hàng chu đáo sẽ giúp khách hàng quay lại cửa hàng lần nữa.
- Kỹ năng bán hàng: Cửa hàng trưởng cần phải có kỹ năng bán hàng tốt thì mới có thể quản lý nhân viên bán hàng, từ đó dễ dàng đào tạo và hướng dẫn nhân viên một cách chuyên nghiệp nhất. Khi nắm bắt được tâm lý nhân sự, bạn sẽ dễ dàng quản lý nhân viên của mình.
- Kỹ năng quản lý, lãnh đạo nhân viên: Kỹ năng quản lý, lãnh đạo là kỹ năng cần thiết của cửa hàng trưởng, cần biết cách đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của nhân sự. Cửa hàng trưởng cần lên kế hoạch cho nhân viên của mình phù hợp với mục tiêu kinh doanh và duy trì điều kiện, môi trường làm việc bám sát kế hoạch và thoải mái, giải quyết những vấn đề nảy sinh giữa nhân viên.
- Kỹ năng giao tiếp: Cửa hàng trưởng là người giải quyết tình huống xảy ra với khách hàng, nhân viên hay chủ cửa hàng, do đó kỹ năng giao tiếp đặc biệt quan trọng. Bởi vậy, để xử lý tình huống chính xác, nhanh chóng và có thể thuyết phục người nghe, cửa hàng trưởng cần trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cửa hàng trưởng là gì và những thông tin cần thiết về vị trí này. Trong các cửa hàng quần áo, mỹ phẩm, siêu thị hay những cửa hàng khác, cửa hàng trưởng đều có vị trí quan trọng. Vì vậy, bạn nên trau dồi các kỹ năng cần thiết để trở thành cửa hàng trưởng. Mức lương trung bình của cửa hàng trưởng tùy theo kinh nghiệm, quy mô và năng lực mà sẽ giao động từ 4 đến 25 triệu và trung bình khoảng 10 triệu đồng.