Đại diện kinh doanh là vị trí quan trọng ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh. Vậy đại diện kinh doanh là gì? Tìm hiểu ngay tại đây.
Cơ cấu tổ chức hỗ trợ việc điều hành, duy trì hoạt động của các tổ chức. Vậy cụ thể cơ cấu tổ chức là gì và có những loại hình nào sẽ có trong bài viết này.
Cơ cấu tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành, duy trì hoạt động của các tổ chức. Vậy cụ thể cơ cấu tổ chức là gì và có những loại hình cơ cấu tổ chức nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cơ cấu tổ chức là mối liên hệ giữa hệ thống các nhiệm vụ trong một tổ chức, nhằm duy trì hoạt động trong tổ chức được vận hành một cách suôn sẻ, đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ như bố trí, sắp xếp và phối hợp hiệu quả hoạt động của con người trong tổ chức, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tổ chức, quản lý và kiểm soát các hoạt động của tổ chức, linh hoạt giúp tổ chức thay đổi để thích nghi với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, khuyến khích người lao động tham gia vào các hoạt động của tổ chức.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức là hình vẽ thể hiện mối liên hệ giữa các vị trí, bộ phận trong tổ chức, mối quan hệ giữa các cấp quản lý và nhân viên, thể hiện quyền lực của các cấp quản lý trong tổ chức.
Cơ cấu tổ chức đóng vai trò quan trọng, đảm bảo sự thống nhất giữa các bộ phận. Mặc dù mỗi bộ phận trong tổ chức đảm nhận một vai trò khác nhau, nhưng tất cả đều phải hướng đến mục tiêu phát triển chung của tổ chức. Các thành viên trong tổ chức cũng có vai trò nhất định sống đều phải nỗ lực để đóng góp vào sự thành công chung.
Sự phân công công việc, nhiệm vụ cho mỗi phòng ban, bộ phận cũng như mỗi thành viên trong tổ chức cần đảm bảo được tính chuyên môn hóa, hiểu biết sâu rộng về một lĩnh vực cụ thể. Sự phân công hợp lý sẽ dẫn đến hiệu quả cao trong công việc, từ đó tác động trực tiếp đến thành công của tổ chức.
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, cơ cấu tổ chức lại có những nét khác biệt. Dưới đây là một số mô hình cơ cấu tổ chức thường gặp ở các doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo:
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Những công ty này thường có các bộ phận như hội đồng các thành viên, chủ tịch hội đồng các thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc, ban kiểm soát là bắt buộc nếu công ty có nhiều hơn 11 thành viên.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Với loại hình doanh nghiệp này, công ty có thể được tổ chức quản lý hoạt động theo hai mô hình cơ bản. Mô hình thứ nhất có các vị trí như chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc, kiểm soát viên trong khi mô hình thứ hai, cơ cấu tổ chức có hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên.
Đối với công ty cổ phần: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sẽ có đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và ban kiểm soát. Ban kiểm soát là bắt buộc đối với công ty có trên 11 thành viên và không bắt buộc đối với công ty có dưới 11 thành viên.
Đối với công ty hợp danh: Cơ cấu tổ chức trong công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời kiêm nhiệm giám đốc và tổng giám đốc.
Đối với doanh nghiệp tư nhân: Trong trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền trực tiếp quản lý hoặc thuê người quản lý, sắp xếp và điều hành các hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, người chủ doanh nghiệp vẫn là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp dù có thuê người quản lý.
Như vậy, qua bài viết trên, bạn đã có được những hiểu biết cơ bản về cơ cấu tổ chức, vai trò của cơ cấu tổ chức trong hoạt động của doanh nghiệp và một số loại hình cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp thường gặp. Chúc các bạn có được nhiều hiểu biết hơn trong lĩnh vực cơ cấu, tổ chức doanh nghiệp cũng như gặt hái được nhiều thành công hơn trong kinh doanh.
>> Tham khảo thêm: