Đại diện kinh doanh là vị trí quan trọng ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh. Vậy đại diện kinh doanh là gì? Tìm hiểu ngay tại đây.
CHRO là một thuật ngữ là một từ viết tắt từ cụm từ Chief Human Resources Officer và nó được dùng với ý nghĩa ở trong các doanh nghiệp là giám đốc nhân sự.
Trong các doanh nghiệp hiện nay họ đều sử dụng những từ viết tắt với những định nghĩa khác nhau ví dụ như: CEO, CCO, CHRO, CFO,…. Và trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về CHRO xem nó đóng vai trò như thế nào các bạn nhé.
CHRO là một thuật ngữ là một từ viết tắt từ cụm từ Chief Human Resources Officer và nó được dùng với ý nghĩa ở trong các doanh nghiệp là giám đốc nhân sự.
Nhiệm vụ chính của CHRO chính là có trách nhiệm quản lý, tuyển dụng làm sao để phù hợp với công việc và định hướng của doanh nghiệp cũng như sử dụng nhân viên trong các doanh nghiệp, công ty .
Họ chính là những người phải chịu trách nhiệm về việc tuyển chọn nhân sự, thiết kế và triển khai những nội dung, kế hoạch cụ thể về nhân sự của doanh nghiệp. Và họ cũng chính là người luôn phải kiểm soát các số liệu hay những báo cáo tuyển dụng cũng như những chính sách thưởng phạt ra sao, quy chế cho nhân viên.
CHRO là một trong những chức vụ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp bởi vậy họ cũng là những người có nhiều việc cần phải làm cụ thể như sau:
Họ phải luôn là những người chịu trách nhiệm đưa ra quyết định hay những kế hoạch cũng như những chiến lược về nhân sự cho doanh nghiệp trước mắt và có cả dài hạn. Và trong những buổi họp hội đồng thì họ cũng chính là người trình bày những việc đó với ban quản trị.
Họ là những người điều hành cũng như quản lý mọi đội nhóm hay các phòng ban trong bộ phận chuyên phụ trách nhân sự của doanh nghiệp. Họ phải đảm bảo làm sao để có đủ nhân sự chất lượng để doanh nghiệp vận hành tốt.
Họ cũng cần phải tự mình phân tích và sắp xếp mọi sổ sách có liên quan đến nhân sự bao gồm những thứ liên quan đến nhân viên như: KPI (chỉ số đánh giá thực hiện công việc), đánh giá năng lực của nhân viên , tỷ lệ ngày nghỉ, tuyển dụng thêm nhân viên hay những chỉ tiêu cần đạt được trong chính sách nhân sự mà doanh nghiệp đã đưa ra.
Họ cũng chính là người cần tìm ra những sai sót, những kẽ hở ví dụ như thiếu nhân viên, nhân viên thiếu năng lực làm việc, nhân viên có thái độ kém khi trao đổi, làm việc,…. Và cũng cần phải chịu trách nhiệm sửa những vấn đề sai sót này.
Họ luôn phải trao đổi và hợp tác bới những chuyên viên trong bộ phận nhân sự của doanh nghiệp để phân tích và đánh giá để đảm bảo cho nhân viên luôn thực hiện và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ cũng như kế hoạch.
Ngoài ra CHRO cũng cần tìm hiểu rõ kí càng hơn về ngành nghề mà doanh nghiệp đang làm và sắp lấn tới để có thể đưa ra những đề xuất hay quyết định tuyển dụng cũng như bổ nhiệm nhân sự vào các phòng ban tương thích, phù hợp với định hướng của doanh nghiệp.
Và cuối cùng, CHRO cũng luôn phải thực hiện những trách nhiệm khác hay những nhiệm vụ khác về nhân sự mà ban quản trị giao và ủy nhiệm cho họ.
CHRO đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp:
Là người lập ra những kế hoạch và chiến lược nhân sự cho doanh nghiệp và cũng là người thực hiện chúng.
Là người tổ chức tuyển dụng cũng như bổ nhiệm hay đánh giá và tổ chức đào tạo tạo ra nguồn nhân lực nổi trội trong doanh nghiệp.
CHRO còn thực hiện tuyển dụng mọi vị trí có cấp bậc cao trong những doanh nghiệp.
CHRO cũng chính là người chịu trách nhiệm phê duyệt khen phạt và các chính sách cho mọi nhân viên.
Là người tốt nghiệp các ngành Nhân lực, Quản trị,….
Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực.
Có khả năng lãnh đạo tốt và dẫn dắt tốt.
Có kinh nghiệm trong việc triển khai và thực hiện các kế hoạch nhân sự.
Có khả năng thuyết trình trước mọi người tốt
Biết lắng nghe, thấu hiểu và biết cách duy trì văn hóa của doanh nghiệp.
Tổng kết:
CHRO đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Mong qua bài viết này mọi người đã có thể hiểu thêm về CHRO hay còn gọi là giám đốc nhân sự.
Nếu bạn thấy hay hãy share bài viết của chúng tôi nhé!
>>> Xem thêm các bài viết: