Chế độ nghỉ phép và những điều người lao động cần phải biết

By   Lionel    19/12/2019

Chế độ nghỉ là một trong những vấn đề mà người lao động quan tâm khi đi làm ngoài lương, thưởng,… Vậy bạn đã hiểu rõ được cách tính ngày nghỉ phép...

Chế độ nghỉ là một trong những vấn đề mà người lao động quan tâm khi đi làm ngoài lương, thưởng,… Vậy bạn đã hiểu rõ được cách tính ngày nghỉ phép và lương hưởng trong những ngày nghỉ phép chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nghỉ phép là gì? Chế độ nghỉ phép là gì?

Nghỉ phép

  • Việc nghỉ ngơi của người lao động được Bộ Luật lao động chia thành 3 trường hợp: nghỉ phép năm, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng. Nhưng chỉ có nghỉ phép năm và nghỉ lễ tết thì người lao động mới được hưởng lương, còn nghĩ về việc riêng chỉ một vài trường hợp ngoại lệ mới được hưởng lương.

  • Theo quy định tại Điều 13 Luật Cán bộ công chức 2008: Cán bộ, công chức được nghỉ phép hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Cán bộ, công chức sẽ được trả thêm một khoản bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ đối với trường hợp không nghỉ phép hoặc sử dụng không hết ngày nghỉ. 

  • Theo quy định tại Điều 13 Luật Viên chức 2010: Viên chức quyền được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Ngoài tiền lương viên chức sẽ còn được trả thêm một khoản bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ ở trường hợp không nghỉ phép và không sử dụng hết ngày nghỉ phép.

Nghỉ phép hưởng nguyên lương

Nghỉ phép năm

  • Theo quy định tại Điều 111 Bộ Luật lao động 2012, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

  • 12 ngày làm việc với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

  • 14 ngày làm việc với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt, hoặc là lao động chưa thành niên, người khuyết tật;

  • 16 ngày làm việc với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.

  • Người lao động sẽ được tham khảo về lịch nghỉ để người sử dụng lao động có thể quy định sắp xếp

  • Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về phương án nghỉ: 1 năm/ lần hoặc 3 năm/ lần

  • Nếu người lao động sử dụng phương tiện đi mà số ngày cả đi lẫn về trên 02 ngày thì ngày tiếp theo sẽ được tính là ngày đi đường và chỉ tính 1 lần/ năm

  • Lương ngày nghỉ phép:

  • Theo quy định khoản 9 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP người lao động sẽ được hưởng nguyên lương = 

Tiền lương theo hợp đồng lao động

:

Số ngày làm việc bình thường trong tháng

x

Số ngày nghỉ hàng năm

  •  Theo quy định khoản 4 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP người lao động sẽ được tính lương cho những ngày không nghỉ hoặc sử dụng không hết ngày nghỉ = 

Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động

:

Số ngày làm việc bình thường của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả

x

Số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết

+ Nếu làm việc từ 6 tháng trở lên: là tiền lương bình quân theo hợp đồng của 06 tháng liên tục trước khi thôi việc, mất việc làm hoặc trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ vì lý do khác.

+ Nếu làm việc dưới 6 tháng : Là tiền lương bình quân theo hợp đồng của người lao động trong toàn bộ thời gian làm việc

  • Người lao động được ứng tiền lương, tiền phương tiện đi lại

Nghỉ lễ tết 

Ngoài chế độ nghỉ phép năm, cán bộ, công chức viên chức được nghỉ các dịp lễ, tết bao gồm các ngày lễ sau:

– Tết Dương lịch: 01 ngày;

– Tết Âm lịch: 05 ngày;

– Nghỉ lễ Chiến thắng 30/4: 01 ngày;

– Quốc tế Lao động 1/5: 01 ngày;

– Quốc khánh 2/9: 01 ngày;

– Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 Âm lịch: 01 ngày.

Nghỉ phép không lương

Theo quy định tại Điều 116 Bộ Luật lao động 2010 về việc người lao động nghỉ việc riêng như sau:

  • Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp: 

+ Kết hôn (3 ngày)

+ Con kết hôn (1 ngày)

+ Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng chết, vợ hoặc chồng chết, con chết (3 ngày)

  • Người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoài, anh chị em ruột chết, bố hoặc mẹ kết hôn, anh chị em ruột kết hôn.

  • Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương

Trên đây là những thông tin về chế độ nghỉ phép của người lao động, có thể thấy đây là một trong những quyền lợi rất tốt của người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để đảm bảo được quyền lợi này.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)