Quản trị kinh doanh có nhiều cơ hội việc làm hiện nay. Vậy ngành quản trị kinh doanh là gì và học quản trị kinh doanh làm gì sẽ có trong bài viết dưới đây
CEO là gì? Thuật ngữ CEO có gì khác so với COO, CCO, CFO... Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về CEO hay còn gọi là tổng giám đốc điều hành.
Những ai đã nghe đọc tìm hiểu về Jeff Bezos, Larry Page, Sergey Brin và Mark Zuckerberg là những người giàu nhất hành tinh. Jeff Bezos mất 25 năm để đưa amazone trở thành ông vua bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, Larry Page cùng với người bạn Sergey Brin sau 21 năm xây dựng google trở thành gã khổng lồ để tìm kiếm thông tin. Và Mark Zuckerberg được mệnh danh là tỷ phú trẻ tuổi nhất hành tinh đã đưa facebook trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới. Ngoài chức danh là nhà đứng đầu hay đồng sáng lập còn giữ chức vụ là CEO của chính công ty của họ. Vậy CEO hay còn gọi là giám đốc điều hành là gì? vai trò vị trí của CEO như thế nào. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề ấy ngay dưới đây.
CEO phụ trách tổng điều hành một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một cơ quan, là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức. Họ phải báo cáo trước hội đồng quản trị của tổ chức đó. Thuật ngữ tương đương của CEO có thể là giám đốc điều hành (CE) hay giám đốc quản lý (MD). (Theo https://vi.wikipedia.org)
CEO bắt nguồn từ Hoa Kỳ, dần dần phổ biến tại các nước khác, tương đương với từ tiếng Anh Managing Director tại Anh, tiếng Đức gọi là Geschäftsführer hay Vorstandsvorsitzender hoặc Generaldirektor. Ở Pháp, CEO được gọi là "PDG" (Président - Directeur Général).
CEO hay Giám đốc điều hành được viết tắt từ Chief Executive Officer. Ở Pháp CEO được dịch là PDG. Giám đốc điều hành đòi hỏi rất nhiều tố chất như khả năng lãnh đạo, chuyên môn vận hành doanh nghiệp, kinh nghiệm về quản trị, kỹ năng quản lý và tầm nhìn kinh doanh rộng. (Theo https://wikidinhnghia.com/CEO-la-gi).
Vậy nghề CEO là gì? Ở các công ty CEO - là người giữ vai trò điều hành cao nhất và chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định lớn của công ty , quản lý các hoạt động chung, chăm sóc các nguồn lực của công ty và giao tiếp giữa ban chỉ đạo và bộ phận điều hành. Do đó ở mỗi công ty mà CEO giữ vai trò khác nhau thay đổi từ công ty này sang công ty khác và phụ thuộc vào cấu trúc, quy mô và tổ chức của một công ty.
Tùy vào từng cách thức hoạt động của mỗi công ty mà công việc của CEO vậy nên không có danh sách tiêu chuẩn về vai trò và trách nhiệm của một giám đốc điều hành. Các nhiệm vụ, trách nhiệm và mô tả công việc điển hình của CEO bao gồm những công việc như sau:
Là người đại diện cho công ty hoặc tổ chức
Đưa ra các chiến lược ngắn hạn và dài hạn của công ty hoặc tổ chức
Tạo lập và thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của công ty hoặc tổ chức
Đưa ra những đánh giá công việc của các nhà lãnh đạo điều hành khác trong công ty, bao gồm cả giám đốc, phó chủ tịch và chủ tịch
Nghiên cứu, tìm hiểu nhận thức về bối cảnh thị trường cạnh tranh, cơ hội mở rộng, phát triển ngành, v.v.
Quản lý những vấn để về việc công ty hoặc tổ chức chịu trách nhiệm xã hội ở bất cứ nơi nào mà công ty hoặc tổ chức kinh doanh, hoạt động.
Đánh giá rủi ro cho công ty hoặc tổ chức và giám sát và khắc phục những rủi ro đó
Đặt mục tiêu chiến lược và đảm bảo chúng có thể đo lường được và có thể mô tả được
Vị trí của CEO trong công ty
Dựa theo sơ đồ trên ta có:
Shareholders: Hội đồng quản trị (Cổ đông)
Board of Directors: Ban giám đốc
Chairperson: Chủ tịch
COO: Giám đốc điều hành
CEO: Giám đốc điều hành hoặc Tổng giám đốc
CFO: Giám đốc tài chính
Nhìn vào sơ đồ trên có nhiều người thắc mắc nếu COO và CFO đều là giám đốc điều hành thì tại sao còn tách riêng ra thành hai bộ phận. Đầu tiên nếu CEO là viết tắt của Chief Executive Officer, ở đây ngoài việc executive mang nghĩa là điều hành thì trong kinh doanh nó còn mang ý nghĩa là cán bộ cấp cao. COO hay Chief Operating Officer trong đó operating mang nghĩa điều hành, vận hành.
Ngay ở cái tên đã cho chúng ta thấy sự khác nhau cũng như sự phân cấp của hai chức vụ này. Thông thường, ta thấy sự phân cấp rõ ràng ở các công ty lớn. CEO sẽ là người ra ra quyết định lớn nhất. COO dưới quyền của CEO, giúp CEO vận hành doanh nghiệp, báo cáo lại tình hình cho CEO. CEO cũng hay là người đứng đầu hội đồng quản trị (hội đồng cổ đông), có thể nắm giữ cổ phần lớn nhất trong công ty, tập đoàn hoặc tổ chức.
Trong khi đó COO có thể không nắm giữ cổ phần, họ có thể được thuê dựa vào kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của chính họ. Còn ở những công ty nhỏ CEO thường sẽ không có COO mà CEO sẽ là người làm tất cả.
Một CEO thực thụ sẽ sở hữu những tố chất sau đây:
Khi bạn phải là người có khả năng phán đoán sự việc lúc đó bạn sẽ chuẩn bị tốt cho những gì sắp xảy đến. Tin tưởng vào khả năng chính mình và xử lý sự việc một cách tự tin.
Một CEO biết nắm bắt thời cơ và tiên phong trong hoạt động của mình. Làm những điều chưa ai dám làm và luôn tin tưởng vào điều mình lựa chọn sẽ đưa doanh nghiệp đến những bước phát triển mới. Có thể kể đến tỷ phú người Việt Phạm Nhật Vượng – chủ tịch tập đoàn Vingroup.
Với những công trình như khu đô thị.Vinhome, trung tâm mua sắm Vincom, trường học Vinschool, hệ thống ý tế phi lợi nhuận Vinmec, điện thoại di động Vinsmart, xe hơi Vinfast. Cách đây một năm rất nhiều người còn hoài nghi về việc ông Vượng tuyên bố phát triển dòng xe này thì bây giờ kết quả chính là câu trả lời của vị tỷ phú tài ba này. Đó chính là giá trị của một người tiên phong.
Sự sáng tạo của một CEO rất quan trọng để có thể lãnh đạo, đem lại những thành công cho doanh nghiệp của mình. Điều này thể hiện ở những điểm sau đây:
• Sự sáng tạo
Sự sáng tạo của CEO sẽ xác định tương lai, hướng đi của công ty. Giống như Steve Jobs, CEO cũng là người đồng sáng lập của tập đoàn Apple. Ông là người coi trọng sự khác biệt so với những gì đã quy định từ trước, nó được thể hiện qua sản phẩm của tập đoàn này từ hình dáng bên ngoài đến cách thức vận vận hành bên trong trong những dòng sản phẩm của Apple.
• Có Chiến lược và nghệ thuật quản lý con người
Những nhà lãnh đạo năng lực là những con người có chiến lược, có thể đánh giá và chiêu mộ nhân tài. Một CEO không thể làm mọi việc một mình. Vì vậy cần một chiến lược có thể tuyển dụng đúng người để làm đúng việc. Việc lựa chọn đúng người đúng việc ở đây chính là một trong những phẩm chất quan trọng của một nhà lãnh đạo tài ba.
• Không ngừng học tập
Niềm đam mê học tập là một phẩm chất đáng quý khác của một giám đốc điều hành được kính trọng. Một nhà quản lý hàng đầu mà ngừng học tập thì sẽ làm phát triển của công ty trở lên trì trệ. Trau dồi kiến thức và học tập từ những người đi trước là một kỹ năng cần có ở một CEO. Việc nghiên cứu học hỏi thêm những điều mới mẻ không chỉ tích lũy thêm cho bạn nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho bạn. Mà còn giúp cho công ty, tập đoàn hoặc tổ chức ngày càng phát triển hơn.
• Biết cách giữ gìn sức khỏe
Luôn biết cách giữ cho mình một trái tim nóng một cái đầu lạnh là phẩm chất mà một nhà lãnh đạo giỏi cần có. Bởi chỉ như vậy họ mới có một cơ thể khỏe mạnh để thể chịu đựng được những áp lực khổng lồ. Những thách thức và khó khăn khi dẫn dắt một doanh nghiệp.
• Là người có đạo đức
Trong kinh doanh CEO cũng cần phải có đạo đức tốt, có trách nhiệm với khách hàng, nhân viên, công ty và xã hội. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một doanh nhân sẽ chỉ được kính trọng khi anh ta thực hiện những hành động đáng kính trọng về đạo đức và chuẩn mực. Đồng thời việc cống hiến cho xã hội cũng làm tăng cơ hội thành công trước hết cho chính họ sau đó là cho doanh nghiệp về lâu dài.
Một số người có năng khiếu lãnh đạo bẩm sinh cho nên họ làm rất tốt những việc như. Nhưng đa phần, họ phải có một quá trình tích lũy kinh nghiệm và không ngừng học hỏi để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc.
Trên đây là những chia sẻ của mình về CEO là gì? Vai trò, vị trí cũng như những tố chất cần có để trở thành CEO. Hy vọng bài viết hữu ích đối với các ban. Chúc các bạn thành công trong công việc cũng như cuộc sống!
>>> Xem thêm các bài viết: