Đại diện kinh doanh là vị trí quan trọng ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh. Vậy đại diện kinh doanh là gì? Tìm hiểu ngay tại đây.
Báo chí, một phương tiện truyền thông đã góp phần lớn cho xã hội hiện đại. Hiện nay, các loại hình báo chí đa dạng để đáp ứng nhu cầu sẽ có trong bài viết này.
Báo chí, một phương tiện truyền thông nhanh và hiệu quả nhất trong đời sống hiện đại, đã góp phần rất lớn trong tiến trình phát triển của nhân loại và trong xã hội hiện đại. Hiện nay, các loại hình báo chí đa dạng đã và đang đáp ứng nhu cầu đọc và cập nhật thông tin không ngừng tăng của xã hội.
Báo chí là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm thông tin cho độc giả về các sự kiện, vấn đề, hiện tượng xảy ra hằng ngày trong đời sống xã hội.
Báo chí được thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh và được phát hành để truyền tải thông tin đến đông đảo công chúng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 4 loại hình báo chí hiện nay bao gồm báo in (báo giấy), báo nói, báo hình và báo điện tử (báo mạng Internet).
Mỗi loại hình sẽ phù hợp với từng bộ phận độc giả và công chúng riêng. Chung quy, chúng đều có tính công khai, tính tương tác, tính đa dạng, tính thời sự và tính định kỳ.
Báo in là loại hình báo chí đầu tiên xuất hiện trong tất cả các loại hình. Nhà xuất bản, phát hành sử dụng chữ viết, tranh ảnh thông qua phương tiện in để đưa đến cho bạn đọc. Báo in còn gọi là báo giấy, báo chữ và bao gồm nhiều dạng như: nhật báo, tạp chí, tuần báo, tuần san, nguyệt san,…
Báo nói chính là loại hình báo chí sử dụng âm thanh, lời nói. Báo nói được ra đời vào thế kỉ 19 và có thể chuyển tải qua radio.
Báo truyền hình, một loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải dưới dạng hình ảnh và âm thanh, qua thiết bị đài truyền hình (máy phát hình) và máy thu hình (tivi).
Báo mạng điện tử (báo mạng Internet) thì sử dụng các giao diện website trên Internet nhằm truyền tải thông tin dưới dạng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video đến công chúng.
Đầu tiên, khi nói về báo in, nói về ưu điểm thì báo in có tính phổ cập cao, nội dung mang tính trung thực và chính xác cao, người đọc có thể nghiên cứu. Với lịch sử phát triển lâu đời thì báo in hẳn là không thể thiếu trong đời sống hiện đại.
Tuy nhiên về mặt nhược điểm, báo in thông tin chậm, cũng hạn chế khả năng tương tác giữa người đọc và tác giả. Hơn nữa, các tờ báo to, lềnh kềnh khiến nhiều người cũng thấy bất tiện.
Báo nói được ra đời thế kỷ 19 với ưu điểm là thông tin nhanh, tuy nhiên lại không có hình ảnh (phóng sự ảnh) hay các hình minh hoạ, chỉ có dạng âm thanh.
Báo truyền hình có khả năng thông tin nhanh như báo nói, có cả hình ảnh và âm thanh mang lại tính thực tế cao nhưng ngược lại, khả năng tương tác hai chiều không có, rất hạn chế.
Cuối cùng là báo mạng điện tử: khả năng thông tin rất nhanh và được cập nhật liên tục, giải quyết được những hạn chế của các loại hình trên là bổ sung tính tương tác hai chiều rất cao.
Tuy nhiên nhược điểm lại là các thông tin có tính phổ cập chưa thực sự cao, đôi khi là tin giả, tin giật tít để câu view (hay còn gọi là báo lá cải). Đôi khi các thông tin trên báo mạng chưa được kiểm chứng độ trung thực, viết tràn lan và đôi khi lệch lạc về sự thật hoặc chỉ là những tin đồn.
Tờ báo giấy đầu tiên trên toàn thế giới chính là một tờ báo tiếng Đức, do Johann Carolus phát hành vào năm 1605 ở Strassburg (ngay nay thuộc về Pháp), tên của tờ báo này là “Relation aller Fürnemmen und gedenckwürdigen Historien".
Sau đó, được phát hành từ năm 1702 đến 1735, tờ báo thứ hai có tên Daily Courant được phát hành ở Anh, chính là tờ nhật báo đầu tiên của quốc gia này.
Năm 1908, trường học đầu tiên về ngành báo chí được thành lập tại Hoa Kỳ bởi Walter Williams, và ngôi trường này có tên Missouri School of Journalism.
Gia Định - tên tờ báo tiếng Việt đầu tiên - được phát hành tại Việt Nam từ 1865 đến 1910 tại Sài Gòn.
Thông tin rất đa dạng và tồn tại với nhiều hình thức, cũng như có ở khắp mọi nơi. Người làm báo có thể cập nhật những thông tin này thông qua nghiên cứu thực tiễn đời sống, qua giao tiếp xã hội hằng ngày.
Mặt khác, các tòa soạn luôn có những vị trí cho các cộng tác viên và thông tin việc, các chuyên gia tư vấn,…thông qua họ, thông tin sẽ được cập nhật và được tổng hợp hết sức đa dạng và khách quan.
Ngoài ra, họ có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh,..) ở các trong nước và nước ngoài. Hay các văn bản, tài liệu đang lưu hành, các dạng tài liệu lưu trữ cũng là nguồn viết báo của họ.
Các phương pháp mà người làm báo sử dụng phổ biến nhất: bao gồm quan sát, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn,…
Phương pháp quan sát: hoạt động quan sát của con người có thể chia thành nhiều cấp độ nhưng cao nhất chính là quan sát lý tính – kết hợp hàng loạt các hình thức nhận thức qua chọn lọc, tổng hợp, phán đoán, suy luận logic.
Trong báo chí, quan sát sẽ trải qua các bước: quan sát bao quát từ cục bộ đến cái nhìn toàn diện, từ gần đến xa, trong hệ thống vận động, hay so sánh,…
Một người làm báo giỏi có óc nhận thức cao và khả năng quan sát rất giỏi, có thể kết hợp quan sát với suy nghĩ, phân tích, phán đoán và đánh giá để đưa ra kết luận cần thiết.
Về phương pháp nghiên cứu tài liệu: thì hẳn là thông tin được cập nhật qua tài liệu sẽ mang tính xác thực cao hơn và ổn định hơn, tuy nhiên các thông tin ở đây không phải là thông tin mới, chỉ là tổng hợp lại.
Tài liệu được lựa chọn có thể được phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho mục đích viết báo. Trước khi quyết định viết về một chủ đề nhất định, người làm báo phải nghiên cứu, tìm hiểu từ nhiều nguồn trước đó để đưa ra các ý tưởng toàn diện, bao quát và đúng trọng tâm nhất.
Thứ ba, phương pháp phỏng vấn chính là một các hình thức giao tiếp để khai thác, thu thập thông tin cần thiết. Dựa vào các “nhân chứng”, “người thật việc thật” thì các thông tin được thu thập nhanh, kịp thời.
Tuy nhiên đôi khi mỗi người chỉ có cái nhìn của riêng cá nhân họ, nên để đi tới một nội dung tổng hợp nhất cần phỏng vấn nhiều người khác (tùy trường hợp).
Nhìn chung, các loại hình báo chí ngoài việc truyền tải thông tin – chức năng quan trọng nhất, thì còn đảm nhiệm những vai trò khác trong đời sống xã hội như giáo dục, dự báo, giải trí, tuyên truyền hay giao tiếp. Do đó, báo chí hẳn là không thể thiếu trong thời đại ngày càng hội nhập và phát triển như hiện nay.
>> Xem tin liên quan: