Dịch vụ thuê ngoài BPO có thực sự cần thiết cho các doanh nghiệp?

By   Lionel    23/11/2019

BPO là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các tổ chức doanh nghiệp, góp phần tích cực đến việc tìm kiếm cách vận hành tổ chức hiệu quả hơn.

BPO là một thành phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các tổ chức doanh nghiệp, góp phần tích cực đến việc tìm kiếm cách vận hành tổ chức hiệu quả hơn. Vậy BPO là gì?  Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

BPO là gì?

BPO là gì?

Business processing outsourcing (BPO) là một hoạt động kinh doanh trong đó một tổ chức, doanh nghiệp thuê dịch vụ từ một bên thứ 3 là các công ty khác làm các nhiệm vụ, quy trình nhất định mà doanh nghiệp cần có trong quá trình kinh doanh của mình.

Dịch vụ thuê ngoài BPO được sử dụng phổ biến trong một số ngành như kế toán, tài chính, dịch vụ khách hàng, công nghệ thông tin…

BPO có nguồn gốc từ ngành công nghiệp sản xuất, với các nhà sản xuất thuê các công ty khác để xử lý các quy trình cụ thể, chẳng hạn như các bộ phận trong chuỗi cung ứng của họ, không liên quan đến năng lực cốt lõi cần có để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Tuy nhiên, các tổ chức trong các ngành công nghiệp khác cũng đã sử dụng dịch vụ BPO trong những năm qua. Giờ đây, việc sử dụng BPO đã mở rộng đến mức các tổ chức thuộc mọi loại - doanh nghiệp vì lợi nhuận, phi lợi nhuận, và thậm chí cả văn phòng và cơ quan chính phủ - ký hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ BPO.

Tại sao BPO lại quan trọng đối với doanh nghiệp 

Để vận hành một doanh nghiệp có rất nhiều khâu và quy trình phải thực hiện. Điều đó đặt nặng lên vấn đề nguồn lực của công ty. Áp lực hoạt động với hiệu suất cao, thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc sẽ khiến năng suất làm việc giảm. Để duy trì và phát triển kinh doanh lâu dài thì dịch vụ thuê ngoài BPO là lựa chọn không hề tồi cho các doanh nghiệp.

Dịch vụ BPO giúp tối ưu và hợp lý hóa các quy trình trình kinh doanh. Giúp công ty của bạn tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

Khi doanh nghiệp nhận được dự án mới nào đó, thay vì bắt đầu đào tạo nội bộ nhân viên để có chuyên môn nhất định mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc họ có thể sử dụng BPO của một bên khác đã có sẵn nhóm chuyên gia về lĩnh vực này, thành thạo mọi quy trình việc làm cần thiết.

Sử dụng BPO cũng giúp các doanh nghiệp xử lý các công việc không nằm trong chuyên môn của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể dốc toàn bộ nguồn lực thực thi những công việc chính. 

Một số lợi thế khi sử dịch vụ thuê ngoài BPO

BPO là một chiến lược quan trọng để tồn tại trong môi trường kinh doanh cạnh tranh vô cùng khốc liệt ngày nay. BPO cung cấp cho các tổ chức doanh nghiệp rất nhiều lợi ích như:

- Lợi ích tài chính: Các tổ chức doanh nghiệp thường thấy rằng nhà cung cấp BPO có thể thực hiện quy trình kinh doanh với chi phí thấp hơn, giúp tổ chức giảm chi phí bằng cách cắt giảm chi phí nhân sự (tiền lương nhân viên, trợ cấp nhân viên, chi phí quản lý…), chi phí tuyển dụng và đào tạo…

- Tính linh hoạt: Hợp đồng BPO có thể cho phép các tổ chức doanh nghiệp linh hoạt hơn để điều chỉnh cách hoàn thành quy trình kinh doanh thuê ngoài, cho phép họ phản ứng tốt hơn với sự thay đổi của thị trường.

- Lợi thế cạnh tranh:  Dịch vụ BPO cho phép các tổ chức doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động cốt lõi của họ bằng cách giải phóng các tài nguyên bị hạn chế trong hoạt động không cốt lõi từ đó có thể hoàn thiện nhiệm vụ thật sự hiệu quả tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp đối thủ.

- Chất lượng cao hơn và hiệu suất tốt hơn: Vì hoạt động kinh doanh cốt lõi của các nhà cung cấp BPO đang thực hiện các quy trình cụ thể mà họ thuê để thực hiện, về lý thuyết, họ có thể tập trung vào việc cung cấp các quy trình đó ở mức cao nhất, thường có độ chính xác, hiệu quả cao hơn, tốc độ hơn và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. 

Như vậy, bài viết đã nêu ra một số thông tin về BPO mà bạn cần biết. Dù doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp nhỏ hay lớn đều không thể phủ nhận lợi thế mà BPO mang lại. Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn dịch vụ, doanh nghiệp phải nghiên cứu về bên cung cấp để đảm bảo BPO đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu doanh nghiệp đề ra. 

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)